Nhím

(Người Chăn Nuôi) – Do là đối tượng nuôi đem lại hiệu quả kinh tế nên nhím được người dân nuôi rộng rãi. Chăm sóc nhím theo đúng kỹ thuật sẽ giúp người nuôi đạt hiệu quả tốt hơn.

Đặc điểm

Nhím là loài ăn tạp, vì thế, thức ăn cho nhím rất đa dạng như: côn trùng, giun, ốc, cá, rễ, lá, mầm cây, rau, củ, quả, kể cả những loại chát, đắng… Bình thường nhím ăn 2 kg thức ăn/con/ngày. Nhím ăn rau, củ, quả nên ít uống nước, nhưng cũng phải có đủ nước sạch cho nhím uống tự do. Trung bình 1 lít/5 con/ngày. Nhím thường uống nước vào buổi sáng và buổi trưa. Nhím không thích tắm ướt mình, nếu bị ướt nhím sẽ rùng mình và vung lông liên tục không tốt. 

Hiện nay nhím được nuôi nhiều ở các địa phương – Ảnh: ST

 

Chuồng nuôi

Nuôi nhím còn dễ hơn cả nuôi heo, thậm chí có thể nuôi cả trên sân thượng nhà cao tầng. Diện tích chuồng nuôi nhím không cần rộng lắm, trung bình 1 m2/con. Chuồng nuôi nhím nên làm nửa sáng, nửa tối, không cần ánh sáng trực tiếp, tránh mưa tạt và nắng nóng, bảo đảm khô sạch, thoáng mát. Nền và sân chuồng làm bằng bê tông dày 8 – 10 cm, nghiêng khoảng 3 – 4/%, để thoát nước và để nhím không đào hang chui ra… Xung quanh khu chuồng rào bằng lưới thép B40, cao trên 1,5 m.

Nhím thích ở hang nhưng không nên làm hang ngầm dưới đất, có thể làm hang giả cho nhím bằng tole uốn cong hoặc bằng ống cống phi 50 – 60 cm, để nổi trên nền chuồng, dễ vệ sinh, sát trùng.

Trong chuồng nên để vài khúc gỗ, xương hoặc đá liếm để nhím mài răng và không cắn phá chuồng. Tuy nhiên, người chăn nuôi cần chú ý xương phải được luộc kỹ, bỏ hết gân, thịt và tủy.  

 

Chọn giống

Nhím có thể phát dục sớm hơn nếu được tăng mức dinh dưỡng. Nếu nhím tăng trọng được 0,8 kg/tháng, có thể đẻ lúc 10 – 12 tháng tuổi. Tuy nhiên nếu nuôi chóng lớn quá nhím có thể bị béo gây nên nân xổi, hoặc lúc đẻ có thể có trục trặc như đẻ khó, sát nhau, con yếu.

Đẻ mắn: 1 năm nhím có thể đẻ được 2 lứa. Để có thể đẻ mắn, nên chọn những cá thể có biểu hiện động dục rõ ràng (chứ không phải động dục “ngầm”), mạnh mẽ. Nên chọn những con nhím có biểu hiện chửa rõ ràng. Những cá thể không có biểu hiện chửa rõ ràng sẽ gây cho khó điều khiển phối giống và sinh sản.

Đẻ sống nhiều: Thông thường nhím đẻ sinh đôi. Nếu lứa 1 đẻ sinh đôi, ba… thì các lứa sau có thể đẻ nhiều hơn. Còn nếu lứa đầu đẻ 1, các lứa sau sẽ không chắc chắn đẻ nhiều. Đồng thời có thể chọn nhím đẻ sinh 3, sinh 4 để làm giống. Tuy nhiên đối với nhím đẻ nhiều, cần phải có chế độ nuôi dưỡng con thật tốt.

>> Hiện nay do cung không đủ cầu làm cho giá nhím giống trên thị trường rất cao (trên dưới 10 triệu đồng cho một cặp 3 – 4 tháng tuổi).

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *