Cách xử lý gia cầm nhiễm độc tố nấm mốc

(Người Chăn Nuôi) – Hỏi: Gia cầm chậm lớn, kém ăn, rụng lông, đi đứng không vững, co giật, da tím tái; Tiêu chảy phân xanh, trắng, phân chứa thức ăn không tiêu, phân lẫn máu là bị bệnh gì và cách xử lý ra sao?

Trả lời

 

Theo mô tả, gia cầm nhiễm độc tố nấm mốc do ăn phải thức ăn được chế biến từ nguồn nguyên liệu có chứa độc tố nấm mốc do thu hoạch, bảo quản, chế biến, vận chuyển không tốt hoặc do côn trùng phá hoại… Độc tố làm giảm khả năng đáp ứng miễn dịch trên gia cầm, tạo điều kiện cho các bệnh kế phát. Tất cả gia cầm đều mắc bệnh, vịt mẫn cảm nhất, gà con mẫn cảm hơn gà trưởng thành. Ẩm độ môi trường cao là điều kiện thuận lợi cho nấm mốc phát triển và gây bệnh.

Người nuôi cần phòng bệnh bằng cách giữ chuồng nuôi luôn khô ráo, tránh ẩm ướt. Không sử dụng các loại thức ăn có nấm mốc. Tránh các tác nhân gây stress trên gia cầm. Nâng cao sức đề kháng cho gia cầm bằng UNILYTE VIT – C liều 2 – 3 g/lít nước, uống 3 h/ngày; ALL – ZYM pha nước uống liều 1gr/1lít nước, uống liên tục 3 h/ngày.

Khi gia cầm bị bệnh có thể sử dụng Artequinol 60% pha nước uống liều 0,5 – 1,5 ml/lít nước, uống liên tục trong 5 – 7 h ngày. Bên cạnh đó cần bổ trợ tăng sức đề kháng cho gia cầm UNILYTE VIT – C liều 2 – 3 g/lít nước, uống 3 h/ngày. ALL – ZYM pha nước uống liều 1 g/lít nước, uống liên tục 3 h/ngày. HEMATOL B12 tăng cường chức năng giải độc gan.

 

Hỏi:

Quy trình vệ sinh chuồng trại và thiết bị chăn nuôi thủy cầm trước khi nuôi?

 

Trả lời:

Chuồng trại đảm bảo thoáng mát về mùa hè, ấm về mùa đông, duy trì mật độ đúng yêu cầu và đủ diện tích sân chơi. Thực hiện nghiêm túc đầy đủ luật lệ về công tác phòng trừ dịch bệnh, trước cửa chuồng nuôi phải có hố khử trùng. Chuồng nuôi phải có chu kỳ luân chuyển hàng năm để có thời gian xử lý và trống chuồng. Chuồng trại, trang thiết bị chăn nuôi phải được rửa để khô ráo, xung quanh chuồng nuôi phải vệ sinh công nghiệp sau đó tiến hành vệ sinh tiêu độc định kỳ bằng một số thuốc sát trùng. Dùng nước mới tôi quét nền chuồng, sân chơi. Xung quanh tường phải để khô mới rải  độn  chuồng  và  đưa  vịt  vào. Dùng Formol (1 – 3%) phun toàn bộ nền và tường chuồng. Xông hơi bằng hỗn hợp Formol và thuốc tím liều lượng 17,5 g thuốc tím + 35 ml Formol cho 1 m3 chuồng nuôi, khi xông hơi đòi hỏi chuồng phải kín mới có tác dụng. Độn chuồng bằng phoi bào, trấu hoặc rơm rạ, cỏ khô cắt ngắn. Chất  độn chuồng trước khi sử dụng phải được phơi khô, tiêu độc bằng các chất  sát trùng kể trên, ủ một ngày, sau đó rải đều cho bay hơi hết mới đưa vào chuồng. Máng ăn, máng uống, lò sưởi, cót quây vịt… phải được rửa sạch sau đó sát trùng  bằng một trong các loại thuốc sát trùng kể trên rồi chuẩn bị sẵn trong chuồng trước khi nhập vịt – ngan về.

Người nuôi cần hướng tới chăn nuôi an toàn sinh học giúp khống chế dịch bệnh, tăng năng suất và hiệu quả chăn nuôi, phát triển bền vững, đồng thời tạo ra sản phẩm chất lượng, giúp bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *