Người Chăn Nuôi số 62

(Người Chăn Nuôi) – Xuất bản tháng 4/2020.

Thưa quý vị bạn đọc!

Trải qua quý đầu tiên của năm, ngành chăn nuôi vẫn chưa có dấu hiệu khởi sắc thực sự. Cả sản xuất trong nước lẫn xuất khẩu vẫn ẩn chứa những thách thức nhất định.

Trước tiên là dịch bệnh, hiện đã vào “mùa” của nhiều loại dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, nhất là cúm gia cầm, tai xanh, trong khi dịch tả heo châu Phi (ASF) vẫn xảy ra tại nhiều địa phương. Chính phủ và Bộ NN&PTNT đã nhanh chóng có những chỉ đạo để phòng chống dịch, nhằm bảo vệ đàn vật nuôi trong nước.

 Vấn đề rất “nóng” hiện nay là cả Việt Nam và thế giới đang vật lộn với đại dịch COVID-19, dịch bệnh đã khiến trên 1 triệu người nhiễm, gần 90.000 người tử vong. Để ngăn chặn, nhiều quốc gia đã thực hiện chính sách “bế quan tỏa cảng”. Điều này đã khiến cho tình hình giao thương trên thế giới rơi vào trì trệ. Trong bối cảnh đó, ngành chăn nuôi Việt Nam đề cao tính độc lập, chủ động và sáng tạo để đáp ứng nhu cầu thị trường.

Hiện nay, điều người dân quan tâm và các cấp ngành theo sát, đó là giá cả thịt heo trên thị trường. Bởi, dù dịch bệnh đã được kiểm soát phần nào, dù số lượng heo tái đàn và đưa ra thị trường đã tăng lên, thế nhưng giá heo hơi vẫn chưa giảm là mấy, đẩy giá thịt heo trên thị trường ở ngưỡng rất cao. Tại một cuộc họp mới đây, ngành nông nghiệp đã có buổi làm việc cùng các doanh nghiệp chăn nuôi về vấn đề giảm giá, với sức ép bằng sự mở rộng cửa cho thịt heo ngoại vào trong nước. Hiện đã có lời hứa từ doanh nghiệp sẽ giảm xuống mức giá hợp lý theo lộ trình vào trong quý III sắp tới. Tuy nhiên, trong bối cảnh bị “phụ thuộc” vào sự tình nguyện của doanh nghiệp chăn nuôi, có lẽ người tiêu dùng cần nghĩ đến phương án mới, đó là lựa chọn sản phẩm thịt ngoại để giảm chi phí bữa ăn. Đây là điều hoàn toàn khả thi khi nền kinh tế chung đang khó khăn, dịch bệnh lại rất nóng đã khiến cho thu nhập của rất nhiều người bị ảnh hưởng. Cùng đó, lượng thịt ngoại đang tham gia vào thị trường ngày một nhiều.

Hơn hết, để ổn định ngành chăn nuôi trong nước, tạo đà cho việc mở rộng sản xuất và tạo ưu thế cạnh tranh cho xuất khẩu, nhất thiết phải tìm mọi cách để giảm giá thành sản xuất. Để làm được điều này, có lẽ việc kìm hãm đà tăng giá của thức ăn chăn nuôi cần phải được thực hiện sớm.

Đây là nội dung chính của Đặc san Người Chăn nuôi phát hành tháng 4/2020. Ngoài ra, trong số này, chúng tôi sẽ tiếp tục phản ánh tình hình chăn nuôi trong nước và thế giới; Những biện pháp phòng, chống dịch bệnh tại các địa phương, những mô hình chăn nuôi hiệu quả trong nước và thế giới, những món ăn hấp dẫn, những bức ảnh đẹp về chăn nuôi… sẽ tiếp tục được gửi đến bạn đọc. Hy vọng tiếp tục nhận được sự đồng hành của quý vị.

 

Để đặt mua báo. Xin liên hệ: 

Phát hành – đặt mua các ấn phẩm:

Bảo Ngọc: 098 999 1977 / Thu Trang: 0974 916 886

Vũ Na: 0978 233 492 / Ngọc Ánh: 0963 555 554/ Nguyệt Nga: 098 453 99 88

Email: phqcnguoichannuoi@gmail.com

hoặc quý độc giả có thể điền thông tin vào form thông tin kế bên, chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất với bạn.

 

Trân trọng!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *