Người Chăn Nuôi số 61

(Người Chăn Nuôi) – Xuất bản tháng 3/2020.

Thưa quý vị bạn đọc!

Ngành chăn nuôi vẫn bị nhiều khó khăn bủa vây từ lĩnh vực chính là chăn nuôi heo đến gia cầm và xuất – nhập khẩu. Có thể nói, đây đang là thời điểm khó khăn khi tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp.

Về gia cầm, theo Bộ NN&PTNT, từ đầu năm đến ngày 24/2, cả nước xuất hiện 34 ổ dịch cúm gia cầm; trong đó, 29 ổ dịch do virus cúm A/H5N6 và 5 ổ dịch do virus cúm A/H5N1 tại 10 tỉnh, thành phố. Tổng số gia cầm chết và tiêu hủy là hơn 100.000 con.

Với ASF, từ đầu năm đến ngày 23/2, bệnh phát sinh thêm 24 xã, số heo buộc phải tiêu hủy là 17.133 con. Hiện, có 325 xã của 29 tỉnh, thành phố chưa qua 30 ngày. Dù đã qua thời điểm “nóng”, thế nhưng, việc tái đàn heo cũng chưa thực sự dễ dàng, người dân vẫn vừa làm vừa thấp thỏm. Cùng đó, đã có 100 ổ dịch bệnh lở mồm long móng xảy ra tại 9 tỉnh; 2.833 gia súc mắc bệnh, hơn 80 con bị chết.

Trong nước khó khăn, tình hình xuất khẩu cũng không mấy khả quan. Lũy kế 2 tháng đầu năm 2020, kim ngạch xuất khẩu chăn nuôi ước đạt hơn 74 triệu USD, giảm 9,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Có lẽ dịch COVID-19 đang bùng phát mạnh trên toàn cầu là nguyên nhân xuất khẩu chậm lại của ngành hàng này.

COVID-19 đã khiến tình hình giao thương giữa các quốc gia bị hạn chế rất nhiều, thậm chí, nhiều lĩnh vực gần như đình trệ. Xuất đi đã khó, nhập khẩu về trong nước cũng chẳng dễ dàng gì. Theo các doanh nghiệp, hiện nay việc nhập khẩu thịt heo gặp nhiều khó khăn, do nguồn cung khan hiếm, lại khó cạnh tranh với các doanh nghiệp Trung Quốc, khi họ sẵn sàng trả giá cao hơn rất nhiều, giành được đơn hàng với họ không đơn giản. Chưa kể, vốn cũng là một vấn đề của các doanh nghiệp, bởi chi phí đặt cọc khi mua hàng luôn rất lớn.

Thêm nữa, sắp tới, một số hiệp định thương mại tự do lớn như EVFTA, CPTPP chính thức được thực thi thì ngành chăn nuôi lại phải căng sức ứng phó với sản phẩm nhập ngoại. Đây là bài toán khó đối với chăn nuôi Việt Nam. Thế nhưng, điểm đáng hy vọng là sẽ giúp mặt hàng thịt heo trên thị trường nội địa sẽ trở lại mức bình thường.

Một chuyên gia cho rằng, thách thức có nhưng cơ hội của ngành chăn nuôi Việt Nam cũng không hiếm, chỉ có điều họ phải tận dụng tối đa mọi lợi thế. Vì trong thời kỳ hội nhập, không có chỗ cho người chậm thay đổi.

Đây là những nội dung cơ bản của Đặc san Người Chăn nuôi phát hành tháng 3/2020. Với những phân tích chính xác, những ý kiến bình luận sâu sắc, hy vọng sẽ đem đến những thông tin hữu ích với ngành, doanh nghiệp và bạn đọc. Mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ.

      

Mời các bạn đón đọc.    

Để đặt mua báo. Xin liên hệ: 

Phát hành – đặt mua các ấn phẩm:

Ngọc Ánh: 0963 555 554

Email: phathanhtggc@gmail.com

hoặc quý độc giả có thể điền thông tin vào form thông tin kế bên, chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất với bạn.

Trân trọng!  

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *