Người Chăn Nuôi số 65

(Người Chăn Nuôi) – Xuất bản tháng 7/2020.

Thưa quý vị bạn đọc!

Tính đến hết tháng 6, tình hình chăn nuôi cả nước vẫn không có sự khởi sắc đáng kể về sản xuất lẫn xuất khẩu, trong khi vẫn chứng kiến sự bất ổn giá thịt heo trên thị trường.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, 6 tháng đầu năm chăn nuôi trâu, bò vẫn ổn định. Đàn trâu cả nước tiếp tục xu hướng giảm do hiệu quả kinh tế không cao. Đàn bò phát triển khá do được hỗ trợ vốn, kỹ thuật chăn nuôi và có thị trường tiêu thụ tốt, người chăn nuôi có lãi.

Với chăn nuôi heo, hiện nay dịch tả heo châu Phi đã được kiểm soát, nhưng việc tái đàn còn chậm, giá heo giống ở mức cao khiến các hộ có nguồn vốn hạn hẹp chưa thể khôi phục sản xuất; các hộ có đủ điều kiện lại thận trọng do tâm lý lo ngại dịch quay trở lại. Đây cũng là lý do khiến cho giá thịt heo trên thị trường liên tục nhảy múa theo chiều hướng đi lên.

Trái ngược lại, tổng đàn và sản lượng gia cầm tiếp tục tăng do khu vực hộ mở rộng quy mô chăn nuôi và khu vực doanh nghiệp phát triển tốt. Tuy nhiên, do việc tăng quá nhanh đã khiến giá gia cầm và sản phẩm gia cầm không như mong muốn, có giai đoạn quá thấp khiến lợi nhuận của người nuôi teo tóp, thậm chí thua lỗ nặng. Để tránh lặp lại tình trạng này, ngành chức năng khuyến cáo người nuôi cần theo dõi sát diễn biến thị trường để có những thay đổi cho phù hợp.

6 tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi ước đạt 190 triệu USD (giảm 19,4% so với cùng kỳ năm trước). Con số này quá khiêm tốn so với tiềm năng và tốc độ phát triển của ngành hàng này. Thế nhưng, việc đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi cũng không hề dễ, nhất là khi tiêu chuẩn thế giới nhiều và chăn nuôi cũng là thế mạnh của nhiều nước. Hơn nữa, hiện nay ngành chăn nuôi trong nước cũng đang phải gồng mình để có thể đứng vững trước làn sóng nhập khẩu các sản phẩm ngoại, nhất là tới đây khi một số hiệp định thương mại tự do có hiệu lực. Đây là trở ngại không nhỏ của Việt Nam, bởi hiện nay giá thành chăn nuôi của nước ta ở mức cao, việc giảm giá thành sản xuất vẫn mờ mịt vì chưa giải quyết được tận gốc vấn đề, đó là sự phụ thuộc vào phần lớn nguyên liệu nhập khẩu và việc các doanh nghiệp FDI đang nắm giữ lợi thế. Giải quyết được những điều này thì ngành chăn nuôi Việt Nam mới có thể nghĩ tới việc giành lợi thế để cạnh tranh tại nội địa và xuất khẩu.

Vấn đề nguyên liệu trong sản xuất TĂCN là nội dung chuyên đề của Người Chăn nuôi phát hành tháng 7/2020. Trong bài viết đó, những phân tích, ý kiến của các chuyên gia, người trong cuộc sẽ phần nào làm sáng tỏ vấn đề. Chúng tôi sẽ luôn là người đồng hành với ngành, doanh nghiệp và người chăn nuôi trong cả nước. Mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của quý vị. 

 

Mời các bạn đón đọc.

Để đặt mua báo. Xin liên hệ: 

Phát hành – đặt mua các ấn phẩm:

Bảo Ngọc: 098 999 1977 / Thu Trang: 0974 916 886

Vũ Na: 0978 233 492 / Ngọc Ánh: 0963 555 554/ Nguyệt Nga: 098 453 99 88

Email: phqcnguoichannuoi@gmail.com

hoặc quý độc giả có thể điền thông tin vào form thông tin kế bên, chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất với bạn.

Trân trọng!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *