Người Chăn Nuôi số 56

(Người Chăn Nuôi) – Xuất bản tháng 10/2019.

Thưa quý vị bạn đọc!

Ngành chăn nuôi đang có những tín hiệu khá tích cực. Tính đến hết tháng 9, chăn nuôi cùng với lâm sản là hai điểm sáng trong xuất khẩu của ngành nông nghiệp.

Cụ thể, theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi tháng 9/2019 tiếp tục đạt kết quả ấn tượng với 67 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu nhóm hàng này trong 9 tháng đạt 529 triệu USD, tăng 8,6% so với cùng kỳ năm 2018.

Cùng đó, tính đến tháng 9, đàn trâu trong cả nước giảm 2,8% so với cùng thời điểm năm 2018 do hiệu quả kinh tế không cao và diện tích chăn thả bị thu hẹp; đàn heo cả nước giảm 19% do ảnh hưởng của dịch bệnh. Tuy nhiên, chăn nuôi bò lại có sự khởi sắc, khi tổng đàn tăng 2,4%, còn đàn gia cầm vẫn chứng tỏ sự lớn mạnh khi tốc độ tăng trưởng đạt tới 10,5%.

Tuy vậy, chăn nuôi vẫn là ngành nhập siêu, giá trị nhập khẩu ngành hàng này dường như ngày một tăng. 9 tháng đầu năm, giá trị nhập khẩu chăn nuôi ước đạt gần 2,77 tỷ USD, tăng 18,4% so với cùng kỳ năm trước. Dự kiến, những tháng cuối năm, tốc độ tăng trưởng trong nhập khẩu sẽ còn cao hơn nữa.

Chính vì gia tăng nhập khẩu nên sản phẩm chăn nuôi trong nước đang thực sự rất khó khăn. Giá trứng và thịt gia cầm ít khả quan và có khi giảm sốc khiến người nuôi luôn nằm trong nguy cơ trắng tay.

Trong bối cảnh cạnh tranh, thua lỗ, người nuôi lại càng thấm thía nghịch cảnh giá TĂCN tăng trong khi giá thương phẩm giảm. Chi phí đầu vào tăng cao đã khiến cho giá thành chăn nuôi của Việt Nam luôn gần như đứng đầu thế giới. Điều này càng khiến cho lợi nhuận của người chăn nuôi thâm hụt dần, đặc biệt là trong bối cảnh sản phẩm thịt ngoại được nhập khẩu quá nhiều, rất đa dạng về chủng loại và giá bán lại vô cùng “mềm”.

Bài toán giá thành chăn nuôi giảm lại được đặt ra, thế nhưng, không thể kéo được giá thức ăn, con giống, thuốc… đi xuống như mong đợi, người chăn nuôi chỉ trong chờ vào việc tăng năng suất đối với vật nuôi mỗi vụ. Và như thế, phụ thuộc rất lớn vào dinh dưỡng trong nguồn thức ăn của chúng. Vấn đề rất khó, đòi hỏi phải có sự hợp tác lâu dài và sâu rộng giữa cơ quan quản lý, doanh nghiệp, nhà khoa học. Nan giải là thế, tuy vậy vẫn hy vọng điều này sớm có kết quả, để ngành chăn nuôi Việt Nam nhanh chóng được cải thiện.

Đây là những nội dung chính của Đặc san Người Chăn nuôi phát hành tháng 10/2019. Với những bài viết và chia sẻ của các chuyên gia về vấn đề này, chúng tôi hy vọng sẽ góp phần tạo ra sự đột phá mới của lĩnh vực thức ăn chăn nuôi để chia sẻ với ngành và bà con.

Để đặt mua báo. Xin liên hệ:

Phát hành – đặt mua các ấn phẩm:

Bảo Ngọc: 098 999 1977 / Thu Trang: 0974 916 886

Vũ Na: 0978 233 492 / Ngọc Ánh: 0963 555 554/ Nguyệt Nga: 098 453 99 88

Email: phqcnguoichannuoi@gmail.com

Hoặc quý độc giả có thể điền thông tin vào form thông tin kế bên, chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất với bạn.

Trân trọng!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *