Người Chăn Nuôi số 55

(Người Chăn Nuôi) – Xuất bản tháng 9/2019.

Thưa quý vị bạn đọc! 

Đã sắp hết quý III, thế nhưng ngành chăn nuôi trong nước vẫn đang gặp rất nhiều trở ngại cả trong sản xuất lẫn xuất khẩu, ảnh hưởng lớn đến việc hoàn thành kế hoạch năm.

Trước tiên với ngành chăn nuôi heo, sau hơn 7 tháng cầm cự, tỉnh Ninh Thuận – thành trì cuối cùng cũng bị dịch tả heo châu Phi (ASF) xâm chiếm. Vậy là cả 63 tỉnh, thành của cả nước đều đã “dính” ASF. Với sự nguy hiểm của bệnh dịch này thì cơ hội tăng tốc của ngành heo đã bị hạn chế rất nhiều. Toàn ngành đang nỗ lực để khống chế dịch bệnh, đồng thời ưu tiên hướng phát triển những vật nuôi khác để bù đắp lượng thịt heo bị thiếu khá nghiêm trọng.

Tuy nhiên, thị trường chăn nuôi Việt Nam đang chứng kiến những diễn biến đa chiều. Sau hơn nửa năm bị ASF càn quét, thịt heo trở nên khan hiếm và đắt đỏ, giá heo tăng lên nhanh chóng, nhất là khi thương lái đang thu gom để đưa sang nước láng giềng Trung Quốc. Thịt heo nội giảm đã mở cơ hội cho nhập khẩu thịt và các sản phẩm thịt tăng mạnh, nhất là thịt heo và thịt gà.

Theo ghi nhận, 4 tháng đầu năm, cả nước đã phải chi 960 triệu USD nhập khẩu sản phẩm thịt các loại, tăng 23,5% so với thâm hụt thương mại cùng kỳ năm 2018. Trong đó, đáng chú y nhất là mảng thịt gà. Số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy, nửa đầu năm 2019, sản lượng thịt gà nhập khẩu đã lên tới 142.190 tấn, trị giá 120 triệu USD. 

Mặc dù theo nhận định cảm quan, người Việt thích tiêu thụ thịt tươi nên sản phẩm bán tại các chợ vẫn rất chạy, thế nhưng, việc thịt ngoại dồn dập được nhập về cũng khiến ngành chăn nuôi trong nước lâm vào thế bí, vì rất khó để cạnh tranh, nhất là về giá. Hơn nữa, sản phẩm nhập khẩu có truy xuất nguồn gốc lại đang dần chiếm được cảm tình của người tiêu dùng, nhất là ở những thành phố lớn. Nếu tiếp tục để tình trạng nhập siêu xảy ra, cơ hội phục hồi và tăng trưởng của ngành chăn nuôi sẽ ngày một trở ngại hơn.

Đây là những nội dung cơ bản của Đặc san Người Chăn nuôi phát hành tháng 9/2019. Với việc đi sâu vào phân tích vấn đề này, chúng tôi hy vọng sẽ góp thêm tiếng nói, nhằm tìm ra hướng đi sáng cho các sản phẩm chăn nuôi trong nước để tiếp tục “bao trọn” sân nhà, đồng thời, mở rộng cơ hội xuất khẩu ra nhiều thị trường hơn nữa. Mong tiếp tục nhận được nhiều tình cảm và sự ủng hộ của quý vị.

Để đặt mua báo. Xin liên hệ: 

Phát hành – đặt mua các ấn phẩm:

Bảo Ngọc: 098 999 1977 / Thu Trang: 0974 916 886

Vũ Na: 0978 233 492 / Ngọc Ánh: 0963 555 554/ Nguyệt Nga: 098 453 99 88

Email: phqcnguoichannuoi@gmail.com

hoặc quý độc giả có thể điền thông tin vào form thông tin kế bên, chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất với bạn.

Trân trọng!

Ban Biên Tập

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *