Một số quy định mới trong xử phạt hành chính lĩnh vực thú y

(Người Chăn Nuôi) – Ngày 3/1/2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 02/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 31/2016/NĐ-CP ngày 6/5/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật; Nghị định số 90/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y.

Về lĩnh vực thủy sản

Một số điểm của khoản 3 Điều 12 được sửa đổi, bổ sung như sau:

a. Điểm a khoản 3 Điều 12 được sửa đổi, bổ sung như sau: Buộc thực hiện kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 (trừ giống động vật thủy sản); khoản 1 Điều này;

b. Bổ sung điểm c khoản 3 Điều 12 như sau: Buộc tiêu hủy giống động vật thủy sản đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;

Bổ sung nhiều mức phạt vi phạm hành chính trong thú y Ảnh: Mai Sao

 

Về động vật trên cạn

Một số khoản, điểm của Điều 15 được sửa đổi, bổ sung như sau:

a. Khoản 2 Điều 15 được sửa đổi, bổ sung như sau:

Phạt tiền từ 6 – 7 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

– Đưa động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu để gia công chế biến hàng hóa xuất khẩu tại cơ sở gia công, chế biến không đúng nơi đăng ký;

– Nhập khẩu sản phẩm động vật dùng làm thực phẩm mà trên nhãn bao bì không ghi tên cơ sở sản xuất và mã số cơ sở sản xuất theo danh sách doanh nghiệp của nước đủ điều kiện xuất khẩu sản phẩm động vật vào Việt Nam;

– Nhập khẩu sản phẩm động vật dùng làm thực phẩm mà trên nhãn bao bì ghi tên cơ sở sản xuất và mã số cơ sở sản xuất không theo danh sách doanh nghiệp của nước đủ điều kiện xuất khẩu sản phẩm động vật vào Việt Nam;

– Nhập khẩu sản phẩm động vật dùng làm thực phẩm và trên nhãn bao bì ghi tên cơ sở sản xuất và mã số không đúng với thông tin ghi trên Giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu.

Bổ sung khoản 6a Điều 15 như sau: Phạt tiền từ 20 – 30 triệu đồng đối với người nhập cảnh hoặc quá cảnh lãnh thổ Việt Nam khi mang theo sản phẩm động vật tươi sống, sơ chế hoặc chế biến từ quốc gia, vùng lãnh thổ đang có dịch bệnh động vật nguy hiểm trên loài động vật đó.

Bổ sung điểm c khoản 7 Điều 15 như sau: Phạt tiền từ 10 – 15% trị giá lô hàng nhưng không vượt quá 50 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Nhập khẩu sản phẩm động vật bị biến đổi về màu sắc, mùi vị, tạp nhiễm côn trùng, chảy nước không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y.

Khoản 10 Điều 15 được sửa đổi, bổ sung như sau: Phạt tiền đối với hành vi đưa vào lãnh thổ Việt Nam bệnh phẩm và các tác nhân gây bệnh cho động vật mà không được phép của cơ quan thú y có thẩm quyền như sau:

– Phạt tiền từ 30 – 40 triệu đồng đối với hành vi vi phạm mà chưa gây thiệt hại về tài sản;

– Phạt tiền từ 40 – 50 triệu đồng đối với hành vi vi phạm mà gây thiệt hại về tài sản có giá trị dưới 100 triệu đồng.

– Phạt tiền từ 50 – 60 triệu đồng đối với hành vi vi phạm mà gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên trong trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra hoặc quyết định đình chỉ vụ án.

Điểm b, điểm c và điểm e khoảng 11 Điều 15 được sửa đổi, bổ sung như sau:

b. Buộc tiêu hủy sản phẩm động vật, mẫu bệnh phẩm đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1, điểm d khoản 4 và khoản 6 a Điều này;

c. Buộc tái xuất động vật, sản phẩm động vật đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 và điểm d khoản 5 Điều này;

e. Buộc tái xuất hoặc tiêu huỷ động vật, sản phẩm động vật, bệnh phẩm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 6, điểm c khoản 7, khoản 8, khoản 9 và khoản 10 Điều này”.

Khoản 5 Điều 17 được sửa đổi, bổ sung như sau:

Biện pháp khắc phục hậu quả:

– Buộc kiểm dịch lại động vật, sản phẩm động vật đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này (trừ giống động vật thủy sản);

– Buộc tiêu hủy động vật, sản phẩm động vật đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này trong trường hợp là giống động vật thủy sản; trong trường hợp kiểm dịch lại phát hiện động vật mắc bệnh, sản phẩm động vật mang mầm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm thuộc Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch”.

 

Một số khoản, điểm của Điều 20 được sửa đổi, bổ sung như sau:

Khoản 10 Điều 20 được sửa đổi, bổ sung như sau: Phạt tiền từ 40 – 50 triệu đồng đối với hành vi vận chuyển, kinh doanh, lưu giữ, giết mổ động vật để làm thực phẩm mà động vật đó bị sử dụng thuốc an thần không theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành thú y có thẩm quyền”.

– Điểm b khoản 12 Điều 20 được sửa đổi, bổ sung như sau:

Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 1 đến 3 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 7, khoản 8 và khoản 9 Điều này;”

– Điểm c khoản 13 Điều 20 được sửa đổi, bổ sung như sau:

Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tiêu hủy động vật, sản phẩm động vật đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5, khoản 9, khoản 10 và khoản 11 Điều này”.

Ngoài ra, trong Nghị định này còn sửa đổi, bổ sung một số vấn đề về xử phạt vi phạm hành chính trong sản xuất, kinh doanh thuốc thú y.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *