Cao Bằng: Xuất hiện 3 ổ bệnh dịch tả lợn châu Phi mới

Theo Chi cục Trồng trọt và Chăn nuôi, từ ngày 21 – 28/8, toàn tỉnh phát sinh thêm 3 ổ dịch tả lợn châu Phi mới tại các xã: Thụy Hùng, Trọng Con, Đức Xuân (Thạch An) và mắc rải rác tại 2 huyện: Bảo Lạc, Trùng Khánh với 78 con lợn mắc bệnh (14 con lợn nái, 64 con lợn thịt), khối lượng 5.003 kg. So với tuần trước số gia súc mắc bệnh giảm 8 con lợn các loại.

Đến ngày 29/8, trên địa bàn tỉnh, bệnh dịch tả lợn châu Phi làm mắc và buộc tiêu hủy 286 con lợn các loại của 85 hộ chăn nuôi tại 19 xóm/13 xã thuộc 7 huyện, Thành phố với tổng trọng lượng tiêu hủy 16.555 kg. Hiện nay, toàn tỉnh có 2 ổ dịch tại xã Hưng Đạo (Thành phố) và xã Lý Bôn (Bảo Lâm) đã qua 21 ngày không có ca bệnh mới phát sinh; 11 ổ dịch chưa qua 21 ngày gồm: Vĩnh Quang (Thành phố); Cốc Pàng (Bảo Lạc); Đoài Dương, Cao Thăng (Trùng Khánh); Thái Cường, Đức Thông, Thụy Hùng, Trọng Con, Đức Xuân (Thạch An); Độc Lập (Quảng Hòa); Minh Long (Hạ Lang).

dịch tả lợn châu Phi

Hộ chăn nuôi huyện Hà Quảng thường xuyên vệ sinh chuồng trại phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Thời gian gần đây, bệnh dịch tả lợn châu Phi tiếp tục phát sinh trên đàn lợn tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh, cơ quan chuyên môn nhận định trong thời gian tới, nguy cơ dịch bệnh tiếp tục phát sinh và lây lan rộng rất cao. Để sớm ngăn chặn dịch bệnh và kiểm soát các ổ dịch, giảm thiểu thiệt hại cho người chăn nuôi, Chi cục Trồng trọt và Chăn nuôi đề nghị UBND các huyện, Thành phố chỉ đạo cơ quan chuyên môn, UBND các xã, thị trấn thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh động vật theo quy định của Luật Thú y, các văn bản chỉ đạo về phòng, chống dịch bệnh động vật của UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cơ quan chuyên môn, trong đó, tập trung thực hiện các giải pháp phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi tại các địa phương phát sinh ổ dịch mới.

Rà soát, thống kê và đăng ký số lượng vắc xin dịch tả lợn châu Phi với Chi cục Trồng trọt và Chăn nuôi để tiêm phòng cho đàn lợn thịt từ 4 tuần tuổi trở lên trên địa bàn quản lý. Theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh từ cơ sở để phát hiện sớm và thực hiện các biện pháp chống dịch từ khi mới phát sinh…

Tiến Mạnh

Nguồn: Báo Cao Bằng
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *