Người Chăn Nuôi số 69

(Người Chăn Nuôi) – Xuất bản tháng 11/2020.

Thưa quý vị bạn đọc!

Trong bối cảnh nhiều khó khăn như hiện nay, ngành chăn nuôi đang trông chờ vào một chiến lược mới để tạo ra những đột phá. Nhiều ý kiến cho rằng, đã đến lúc chăn nuôi Việt Nam khẳng định vị trí trên bản đồ chăn nuôi thế giới bằng con đường xuất khẩu, có như vậy mới giúp ngành hàng này tận dụng triệt để tiềm năng để phát triển. Chiến lược cũng đặt ra yêu cầu phát triển ngành chăn nuôi theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đồng thời đẩy mạnh chăn nuôi hữu cơ, chăn nuôi truyền thống theo hướng sản xuất hàng hóa chất lượng cao, an toàn; tăng cường nghiên cứu khoa học, thích nghi và ứng dụng có chọn lọc các thành tựu khoa học và công nghệ của thế giới, chú trọng ứng dụng công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư nhằm nâng cao sức cạnh tranh ngành chăn nuôi.

Như ý kiến của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, ngành chăn nuôi đang tiếp tục cơ cấu theo hướng liên hoàn, khép kín, từ tổ chức sản xuất, chế biến, thương mại và lấy thị trường xuất khẩu làm động lực, áp lực để hoàn thiện chất lượng trong sản xuất. Điều đó có thể thấy, xây dựng chiến lược dài hơn mới cho ngành chăn nuôi là rất cần thiết. Tuy nhiên, theo ý kiến của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, thì cần phải vừa làm vừa đánh giá để tránh “lệch pha” cung cầu. Đấy là câu chuyện ở tầm vĩ mô, còn hiện nay, ngành chăn nuôi đang nỗ lực để khôi phục lại sản xuất sau khi Dịch tả heo châu Phi được tạm thời kiểm soát ở nhiều tỉnh, thành phố; và đợt lũ lụt xảy ra ở các tỉnh miền Trung thời gian qua. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê và các địa phương, đã có hàng chục nghìn con gia súc, hàng trăm nghìn con gia cầm bị chết, cuốn trôi; thiệt hại nhiều tỷ đồng. Hiện nay, các địa phương đang nỗ lực khắc phục hậu quả để khôi phục sản xuất. Nhiều ý kiến cho rằng, phải mất nhiều ngày, thậm chí nhiều tháng thì cuộc sống và sản xuất của người dân miền Trung mới ổn định trở lại.

Đây là những nội dung chính của Đặc san Người Chăn nuôi phát hành tháng 11/2020. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã ghi nhận ý kiến của một số doanh nghiệp, người chăn nuôi để có cái nhìn nhiều chiều về vấn đề này. Ngoài ra, vẫn như thường lệ, các chuyên trang khác của Đặc san sẽ tiếp tục gửi đến bạn đọc những thông tin hữu ích về ngành chăn nuôi trong nước và thế giới, những giải đáp thắc mắc hay tư vấn của các chuyên gia, hy vọng giúp người chăn nuôi dày thêm kiến thức trong quá trình sản xuất. Rất mong tiếp tục đồng hành cùng Quý vị.

Để đặt mua báo. Xin liên hệ: 

Phát hành – đặt mua các ấn phẩm:

Bảo Ngọc: 098 999 1977 / Thu Trang: 0974 916 886

Vũ Na: 0978 233 492 / Ngọc Ánh: 0963 555 554/ Nguyệt Nga: 098 453 99 88

Email: phqcnguoichannuoi@gmail.com

hoặc quý độc giả có thể điền thông tin vào form thông tin kế bên, chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất với bạn.

Trân trọng!         

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *