Người Chăn Nuôi số 53

Xuất bản tháng 7/2019.

Thưa quý vị bạn đọc! 

Qua nửa năm bùng phát, đến nay bệnh dịch tả heo châu Phi (ASF) đã “càn quét” nhiều tỉnh, thành phố, gây thiệt lớn rất lớn cho ngành chăn nuôi. Tính đến cuối tháng 6/2019, Cục Thú y công bố số liệu ASF đã xảy ra tại 4.401 xã, 459 huyện của 60 tỉnh, thành; tổng số heo buộc phải tiêu hủy là 2.827.498 con. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Văn Long, Trưởng phòng Dịch tễ (Cục Thú y), số liệu này chưa đầy đủ, bởi dịch bệnh xảy ra trên diện rộng, công tác thống kê rất vất vả, phức tạp. 

ASF gây thiệt hại nặng nề cho ngành chăn nuôi, khiến cho sản lượng thịt heo trên thị trường thiếu hụt, và nhập khẩu thịt heo đang tăng mạnh. Thống kê của Hải quan cho thấy, 6 tháng đầu năm, lượng thịt heo nhập về Việt Nam qua các cảng của TP Hồ Chí Minh tăng gần 4 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Cả nước đã chi 23,58 triệu USD để nhập khẩu thịt heo trong 4 tháng đầu năm nay, tăng gần 7 lần so với cùng kỳ năm 2018.

Tình trạng nhập khẩu ồ ạt thịt heo sẽ gây khó cho ngành chăn nuôi trong nước, bởi một khi thịt nhập chiếm lĩnh thị trường trong nước, ngành chăn nuôi sau dịch rất khó hồi phục. Điều này rất cần Nhà nước ra tay, nhất là sớm có chính sách điều tiết thị trường, bởi thực tế Việt Nam không thiếu thịt, chưa kể các nguồn thịt khác có thể bổ sung.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, ASF cũng là cơ hội để ngành chăn nuôi định hướng lại chiến lược phát triển. Phương thức chăn nuôi như thế nào để khôi phục lại ngành công nghiệp chăn nuôi heo và góp phần ổn định thị trường. Đại diện một doanh nghiệp cho rằng, phương pháp tốt nhất là phòng vệ ngay từ con giống, chăn nuôi khép, tổ chức thu mua, giết mổ, bảo quản, phân phối theo phương thức chăn nuôi công nghiệp hiện đại…

Cùng ý kiến, đại diện Hội Chăn nuôi Việt Nam cho rằng, ứng dụng công nghệ cao chính là bước đột phá, đồng thời giúp tăng năng suất, chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh của sản phẩm chăn nuôi Việt Nam. 

Khi ASF lan rộng, người chăn nuôi càng thấm thía giá trị của chăn nuôi 4.0. Công nghệ này giúp tự động hóa, kiểm soát vệ sinh. Ngoài ra, còn giúp truy xuất nguồn gốc, tạo niềm tin cho người tiêu dùng khi dịch bệnh vẫn khó kiểm soát.

Đây là nội dung chính của Đặc san Người Chăn nuôi phát hành tháng 7/2019. Trong ấn phẩm số này, chúng tôi vẫn tiếp tục dành phần lớn thời lượng để chia sẻ về ASF, tình hình chung của ngành chăn nuôi hiện nay, đồng thời đưa thêm những ý kiến quý báu cũng như giải pháp để ngành chăn nuôi heo tái xuất. Cùng với đó là những mô hình chăn nuôi hiệu quả trong và ngoài nước, những bài viết kỹ thuật phù hợp mùa vụ, nhằm giúp người chăn nuôi có thêm những kiến thức cần thiết trong sản xuất. Hy vọng tiếp tục là bạn đồng hành tin cậy của người chăn nuôi trong cả nước.

Để đặt mua báo. Xin liên hệ: 

Phát hành – đặt mua các ấn phẩm:

Bảo Ngọc: 098 999 1977 / Thu Trang: 0974 916 886

Vũ Na: 0978 233 492 / Ngọc Ánh: 0963 555 554/ Nguyệt Nga: 098 453 99 88

Email: phqcnguoichannuoi@gmail.com

hoặc quý độc giả có thể điền thông tin vào form thông tin kế bên, chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất với bạn.

Trân trọng!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *