2021: Về đích ngoạn mục

(Người Chăn Nuôi) – “Bất chấp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, dịch bệnh trên đàn vật nuôi, biến đổi khí hậu… năm 2021, ngành chăn nuôi đã về đích rất ngoạn mục”, Đó là đánh giá của Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến khi tổng kết lại quá trình hoạt động, phát triển của ngành chăn nuôi trong năm 2021 và hướng phát triển trong năm 2022.

Năm 2021, nông nghiệp chịu nhiều tác động của dịch COVID-19, nhưng các lĩnh vực nông – lâm – thủy sản đều đạt chỉ tiêu và đạt cao. Với lĩnh vực chăn nuôi thì sao, thưa ông?

Trong nhiều năm qua, ngành chăn nuôi có tốc độ tăng trưởng 4 – 4,5%, chiếm tỷ trọng tới 25,2% trong giá trị toàn ngành nông nghiệp. Đây là lĩnh vực còn dư địa để phát triển.

Năm 2021, ngành chăn nuôi triển khai thực hiện nhiệm vụ trong điều kiện đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Đặc biệt là đại dịch COVID-19 khiến một loạt các tỉnh, thành phía Nam phải thực hiện giãn cách xã hội. Trong đó, riêng TP. Hồ Chí Minh, một ngày tiêu thụ 1,6 nghìn tấn thực phẩm nhưng chỉ tự sản xuất được 5 – 10%, còn chủ yếu là từ các tỉnh miền Tây đưa lên. Lúc đó, chúng ta chuyển sản phẩm ra cũng khó, chuyển thức ăn vào cũng khó, chuyển giống, vật tư nông nghiệp vào cũng khó. Nhưng từ cuối tháng 9, sang đến tháng 10, 11, 12/2021, với một quyết tâm rất cao, thì năm 2021 ngành chăn nuôi đã về đích rất ngoạn mục.

Toám laåi, trong năm 2021, ngaânh chùn nuöi noái chung àaä àaåt tùng trûúng 4 – 4,5%, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng của ngành nông nghiệp là 2,85% trong năm 2021 trước một bối cảnh khó khăn thách thức rất lớn.

thứ trưởng phùng đức tiến

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến

 

Rõ ràng trong bối cảnh dịch COVID-19, ngành chăn nuôi đã có đóng góp rất lớn trong việc đảm bảo nguồn cung thực phẩm cho người dân. Tuy nhiên, thời gian qua ngành cũng chịu ảnh hưởng rất lớn khi chi phí đầu vào tăng cao, giá bán ra lại giảm mạnh. Vậy giải pháp nào để ngành phát triển mạnh trong năm 2022?

Như chúng ta đã biết, để nuôi một con heo thì phải có heo nái. Khi con heo nái nuôi được 9 tháng sẽ được phối giống. Sau khi phối giống lại mất 3 tháng, 3 tuần, 3 ngày mới đẻ. Đẻ ra lại phải nuôi 6 tháng mới được thịt. Khi chúng ta tổ chức sản xuất thì ở trạng thái xã hội bình thường, nhưng khi thu hoạch thì lại bị ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên nhu cầu, khả năng tiêu thụ của thị trường trong nước giảm 30 – 35%. Bên cạnh đó là Dịch tả heo châu Phi (ASF), lở mồm long móng, dịch tai xanh, cúm gia cầm, viêm da nổi cục… diễn biến phức tạp. Yếu tố khó khăn thứ 3 là chăn nuôi của chúng ta nhỏ lẻ và yếu tố đầu vào là giá thức ăn tăng tới 35 – 42%. Đồng thời với những khó khăn về logistics, thiếu container rỗng… làm ảnh hưởng rất lớn tới ngành chăn nuôi. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của ngành chăn nuôi như tôi vừa nói vẫn duy trì được, đảm bảo cả xuất khẩu và nguồn cung trong nước. Riêng xuất khẩu năm 2021 là khoảng 453 triệu USD, cộng với xuất khẩu thức ăn chăn nuôi (TĂCN) đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD, như vậy giá trị xuất khẩu chăn nuôi cỡ 1,4 – 1,5 tỷ USD, là thành tích xưa nay chưa đạt được.

Như chúng ta đã biết, khó khăn của nguồn thức ăn đầu vào là khó khăn toàn cầu. Trước bối cảnh chung như thế, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1520 phê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn 2045 với 5 đề án giống, thức ăn, chế biến, xử lý môi trường và khoa học công nghệ. Tới đây chúng ta triển khai đồng bộ 5 đề án này thì sẽ có những giải pháp cụ thể. Đơn cử như về TĂCN sẽ có nguyên liệu để thay thế, giảm thuế nhập khẩu để giảm giá thành. Thứ nữa là chúng ta nghiên cứu những giống cây trồng như ngô sinh khối và tận dụng phụ phẩm chế biến nông – lâm – thủy sản để nghiên cứu, chế biến thành sản phẩm chăn nuôi, phát triển chăn nuôi đại gia súc.

chăn nuôi gia cầm

Chăn nuôi gia cầm trong năm 2021 có thời điểm vô cùng khó khăn – Ảnh: Lượng Huệ

 

Trong ngành chăn nuôi nước ta, tỷ lệ hộ chăn nuôi nhỏ lẻ chiếm rất nhiều, sức chống chịu trước các thay đổi, khó khăn của thị trường rất yếu. Chẳng hạn như với chăn nuôi heo, có những hộ chăn nuôi đã trắng tay trong năm 2020 do ảnh hưởng của ASF, năm 2021 mạnh dạn tái đàn thì chi phí đầu vào tăng quá cao, giá đầu ra giảm sốc, nhiều người rơi vào cảnh thua lỗ. Hay chăn nuôi gia cầm, 2 năm qua cũng vô cùng khó khăn. Vậy Bộ NN&PTNT có chính sách hỗ trợ gì đối với các đối tượng này hay không?

Trong chăn nuôi heo, gần 2 năm qua bán với giá rất cao. Những tháng gần đây, giá bán với giá thành xấp xỉ với nhau, chưa ảnh hưởng nghiêm trọng. Quy mô đàn heo của ta vẫn tiếp tục tăng. Tiếp đó là đầu tư vào công nghệ cao của một số doanh nghiệp theo một chuỗi khép kín đủ năng lực để xuất khẩu, đây cũng là một hướng đi.

chăn nuôi heo

Dù gặp nhiều khó khăn, song ngành chăn nuôi Việt Nam năm 2021 vẫn về đích ngoạn mục – Ảnh: Iu

Với chăn nuôi gia cầm, hơn 2 năm qua gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, với quy mô 512,9 triệu con gia cầm, phân theo các vùng sinh thái. Chúng ta rất mong hiệu quả chống dịch tốt lên để nhu cầu tăng lên. Việc nữa là đã có những tập đoàn đầu tư vào nhà máy giết mổ gia cầm, xúc tiến thương mại, xuất khẩu sản phẩm gia cầm ra thế giới. Đơn cử như với thị trường Nhật Bản được đánh giá rất khó tính, nhưng chúng ta đã xuất khẩu được thịt gà sang thị trường Nhật Bản. Đây là tín hiệu, cũng là hướng mà chúng ta phải xúc tiến, đẩy mạnh, tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư theo một chuỗi khép kín, kể cả chăn nuôi gia cầm, chăn nuôi heo để chúng ta không những phục vụ nội tiêu trong nước mà còn xuất khẩu.

Trước đây, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 50 về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015 – 2020. Đến nay, thời hạn của quyết định đã hết nhưng chúng tôi đã trình Chính phủ để ban hành một chính sách mới hỗ trợ cho chăn nuôi nông hộ. Như vậy chúng ta sẽ có căn cứ pháp lý để cho các tỉnh trích một phần ngân sách hỗ trợ về thức ăn, giống, thuốc thú y cho chăn nuôi nông hộ.

Ngoài ra, năm 2021, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định về các bệnh dịch nguy hiểm. Đó là căn cứ để Hội đồng nhân dân các tỉnh có nghị quyết bổ sung ngân sách cho ngành thú y hỗ trợ về vaccine, hỗ trợ phòng chống dịch. Như thế cũng là một giải pháp để giảm khó khăn của những người chăn nuôi nhỏ, lẻ trong thời gian tới đây.

Trân trọng cảm ơn Thứ trưởng!

Minh Nghĩa

                (Thực hiện)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *