Người Chăn Nuôi số 88

(Người Chăn Nuôi) – Xuất bản tháng 10/2022.

Thưa quý vị bạn đọc!

Theo báo cáo từ Cục Chăn nuôi, 8 tháng đầu năm 2022, ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi (TĂCN) nước ta đã phải chi tới 3,73 tỷ USD để nhập khẩu nguyên liệu.

Do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 và căng thẳng giữa Nga – Ukraine, giá thành nguyên liệu TĂCN tăng cao chót vót gần 2 năm nay. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu TĂCN tăng cao. Tuy nhiên, từ tháng 7/2022 đến nay, giá nguyên liệu TĂCN có xu hướng giảm nhẹ. Với đà giảm này, dự báo rằng, những tháng cuối năm 2022, giá một số nguyên liệu chính sản xuất TĂCN có thể giảm. Tuy nhiên, mức giảm không nhiều do gần đây một số nước đang thực hiện chính sách an ninh lương thực, cấm xuất khẩu, ảnh hưởng đến giá ngô, khô đậu tương, lúa mỳ làm TĂCN.

Tạp chí Người Chăn Nuôi

Việt Nam đã chủ động được công nghệ, có năng lực sản xuất TĂCN đáp ứng đủ nhu cầu trong nước, tăng trưởng bình quân 13 – 15%/năm. Nhưng sự phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu vẫn là vấn đề đau đầu đối với các doanh nghiệp sản xuất TĂCN. Theo các chuyên gia, việc thoát khỏi sự lệ thuộc hoàn toàn vào nguồn nguyên liệu TĂCN nhập khẩu trong cả ngắn hạn và dài hạn là “nhiệm vụ bất khả thi”.

Trong một chia sẻ gần đây, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan có nói: “Chắc chắn, chúng ta không thể thay thế hoàn toàn nguyên liệu nhập khẩu bằng nguyên liệu sản xuất trong nước, vì trước mắt, giá nguyên liệu TĂCN nhập khẩu rẻ hơn. Tuy nhiên, chúng ta có thể thay thế dần, thay thế từng phần, từ 5% lên 10%, 15% cũng rất tốt rồi. Chúng ta giảm phần lệ thuộc đi, chứ đừng nghĩ đến việc ngưng hẳn nhập khẩu ngô, đậu tương”.

Cung cấp số liệu tin cậy về nhập khẩu TĂCN trong những năm gần đây; Sản lượng TĂCN công nghiệp của Việt Nam trong năm 2021, 2022 và dự kiến những năm tới; Số doanh nghiệp sản xuất TĂCN công nghiệp của nước ta hiện nay… là những thông tin mà Người Chăn nuôi số 88, phát hành tháng 10/2022 mong muốn gửi đến Quý bạn đọc.

Bên cạnh đó, như thường lệ, trong số này vẫn là những thông tin cập nhật, phản ánh về ngành chăn nuôi trong nước và quốc tế như: Câu chuyện “Vì sao thịt heo Việt Nam khó xuất ngoại”; Người nuôi gia cầm Malaysia đối diện nguy cơ phá sản; Tiêu dùng bền vững, xu hướng cần được doanh nghiệp nắm bắt và thúc đẩy… Ngoài ra vẫn là những chuyên trang, chuyên mục vốn đã thân thuộc lâu nay.

Ban Biên tập Tạp chí Người Chăn nuôi rất mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ và đồng hành của Quý bạn đọc nhằm tiếp thêm năng lượng cho chúng tôi trên chặng đường cung cấp thông tin hữu ích về ngành chăn nuôi đến Quý vị.

Mời quý độc giả đón đọc.

Để đặt mua báo. Xin liên hệ: 

Phát hành – đặt mua các ấn phẩm:

Ngọc Ánh: 0963 555 554

Email: phathanhtggc@gmail.com

hoặc quý độc giả có thể điền thông tin vào form thông tin kế bên, chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất với bạn.

Trân trọng!        

Ban Biên Tập

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *