6 nguyên tắc để quản lý chi phí hiệu quả

(Người Chăn Nuôi) – Chăn nuôi heo dễ kiếm lời, song không phải lúc nào người nông dân cũng gặp thuận lợi suốt chu kỳ nuôi. Đó là lúc họ cần các mô hình quản lý chi phí hiệu quả.

Theo TS. John Carr, chuyên gia chăn nuôi nổi tiếng tại châu Á, Bắc Mỹ, châu Âu và châu Phi, người chăn nuôi heo luôn phải đối mặt một vấn đề chung là “chu kỳ heo”. Đây chính là sự biến động theo chu kỳ của giá cả suốt quá trình sản xuất và bán heo hơi (hình 1). Khi giá heo hơi tăng, người chăn nuôi cũng tăng cường cung cấp heo nái giống và heo hơi ra thị trường, khiến giá heo lại giảm. Các hộ chăn nuôi heo sau đó giảm nguồn cung, giá heo tăng trở lại.

Hình 1

Chu kỳ này từ đỉnh đến đỉnh mất khoảng 5 năm. Đây là một chu kỳ bùng nổ và suy thoái mà chúng ta thường gặp trong kinh tế. Thực tế, một con heo nái có thể sản xuất khoảng 25 heo con mỗi năm, tạo ra chu kỳ lên và xuống quen thuộc này.

Mặc dù có những thay đổi diễn ra hàng tuần và các tác động bên ngoài ảnh hưởng đến động thái chu kỳ – thì dịch bệnh như tả heo (CFS) ở Hà Lan, bệnh bò điên (BSE) ở Anh và hiện là Dịch tả heo châu Phi (ASF) ở châu Á – trở thành xu hướng bao trùm và vẫn đang tiếp diễn. Khi quan sát và theo dõi giá bán heo trên thị trường châu Âu trong thập kỷ qua (hình 2), có thể thấy được vấn đề rõ ràng, trong khi tất cả chúng ta đều biết về chu kỳ nhưng lại không thể dự đoán thời điểm chính xác xảy ra chu kỳ đó. Giá thấp, chắc chắn người nuôi sẽ không có lợi nhuận.

Hình 2

TS. John Carr cho rằng, chu kỳ sản xuất của heo kéo dài khoảng 1 năm. Nếu người nuôi không nắm được giá cả thị trường, thì giá cứ xuống thấp là họ sẽ giảm số lượng heo. Nhưng đây lại là một sai lầm. Cũng theo ông, vấn đề cần giải quyết không phải là lợi nhuận mà là chi phí. Chúng ta không thể kiểm soát thu nhập (do lò mổ sở hữu) và không thể kiểm soát chi phí thức ăn toàn cầu (chi phí chính) nên không thể kiểm soát được lợi nhuận. Tuy nhiên, người chăn nuôi có thể tác động đến chi phí sản xuất, đặc biệt là tỷ suất lợi nhuận trên thức ăn chăn nuôi.

Khi giá thấp, yếu tố khiến người nuôi bị lỗ không chỉ do lượng thịt heo bán ra mà cả giá thành sản xuất. Nếu nông dân bán nhiều thịt heo hơn, chi phí sản xuất sẽ giảm nếu tất cả những gì họ phải làm là cho heo ăn – tỷ suất lợi nhuận so với thức ăn cho mỗi kg thịt giảm. Nếu bán ít thịt heo hơn, chi phí sản xuất sẽ tăng lên vì những con heo còn lại đều phải có cùng một biên lợi nhuận so với thức ăn chăn nuôi. Ngoài ra, trang trại nuôi heo vẫn phải trả lương cho người lao động, thanh toán hóa đơn về thú y, di truyền và tất cả các khoản lặt vặt khác xảy ra cho dù đàn heo có ở đó hay không.

Bằng cách sử dụng hệ thống heo đẻ theo đợt, nông dân có thể dễ dàng tính toán mô hình trang trại và lập mô hình chi phí liên quan cùng các tác động của chúng đối với hoạt động kinh doanh. John Carr đưa ra ví dụ về một hệ thống phân phối hàng tuần dựa trên 20 con nái/tuần (khoảng 460 con) với chi phí sản xuất 1 USD/kg và thật không may, thu nhập cũng đã giảm xuống còn 1 USD/kg. Do đó không thu được lợi nhuận. Nhưng nếu giảm số lượng heo, trong khi chi phí thức ăn giảm, thì tỷ suất lợi nhuận trên thức ăn vẫn giữ nguyên và lợi nhuận giảm xuống.

Qua đó, người nông dân cần phải thực hiện 6 nguyên tắc sau: Đảm bảo không lãng phí thực phẩm và trang trại chỉ lãng phí 10% thức ăn; Đảm bảo tất cả các chuồng đẻ của lứa heo đều kín bởi nếu bỏ trống, là mất đi 1.200 kg thịt heo; Áp dụng nguyên tắc cho quy trình chăn nuôi cùng vào – cùng ra, tức là toàn bộ heo cùng lứa hoặc cùng nhóm phải được nuôi nhốt ở cùng khu vực với cùng khoảng thời gian.. Mỗi lứa heo đảm bảo phải được nuôi trong các chuồng sạch sẽ và được bảo dưỡng tốt; Hoạt động ăn khớp với các lò mổ để tăng tối đa giá trị của thịt heo và đặt quản lý lợi nhuận đối với chi phí thức ăn lên hàng đầu.

Vũ Đức 

(Theo Pigprogress)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *