Xử lý khi ngan bị khô chân, chậm và không ăn

(Người Chăn Nuôi) – Hỏi: Ðàn ngan 4 ngày tuổi, bị khô chân, chậm và không ăn, gan đổi màu. Hỏi đây là biểu hiện của bệnh gì, cách khắc phục thế nào?

Trả lời:

Theo mô tả, ngan có thể đã bị bệnh viêm gan. Bệnh viêm gan do virus (Duck Heapatitis Virus – DHV) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính xảy ra ở vịt, ngan con, đặc biệt ngan con dưới 3 tuần tuổi, với đặc điểm chính là gan sưng và xuất huyết, tỷ lệ chết cao và truyền lây rất nhanh.

Ðể điều trị bệnh, cần úm ngan trong điều kiện nhiệt độ 340C trong thời gian 2 tuần. Dùng kháng thể kháng virus viêm gan siêu trùng tiêm với lượng 2 ml/con/3 ngày. Cùng với đó, cần điều trị viêm nhiễm do vi khuẩn kế phát bằng thuốc Norfloxacin hoặc Enroflaxacin cho uống 1 lần/ngày, trong 5 – 7 ngày liền, liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Trong quá trình điều trị, bổ sung thêm điện giải Gluco – C, Vitamin tổng hợp hòa tan cho uống thay nước trong 5 ngày. Ðể chống ngan bị khô chân, bổ sung men tiêu hóa, Vitamin ADE, Vitamin B – Complex, khoáng chất premix vào thức ăn hàng ngày, cho ăn liên tục trong 2 tháng. Sau khi khỏi bệnh, ngay lập tức sử dụng vaccine viêm gan tiêm phòng và vaccine dịch tả cho ngan, bởi đây là những bệnh do virus gây ra, khi nhiễm bệnh thì việc điều trị rất khó khăn.

Ðể phòng bệnh, trong quá trình nuôi, dụng cụ chăn nuôi, máng ăn, máng uống phải thường xuyên vệ sinh, sát trùng; Chăn thả ngan ở nơi không ô nhiễm; Ðảm bảo thức ăn, nước uống sạch sẽ, ngan được sống trong điều kiện tối ưu nhất; Không nhập ngan con từ vùng có bệnh lưu hành thường xuyên.

Ban KHKT

Xử lý khi ngan bị khô chân, chậm và không ăn

(Người Chăn Nuôi) – Hỏi: Ðàn ngan 4 ngày tuổi, bị khô chân, chậm và không ăn, gan đổi màu. Hỏi đây là biểu hiện của bệnh gì, cách khắc phục như thế nào?

Trả lời:

Theo mô tả, ngan có thể bị bệnh viêm gan. Bệnh viêm gan do virus (Duck Heapatitis Virus – DHV) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính xảy ra ở vịt, ngan con, đặc biệt ngan con dưới 3 tuần tuổi, với đặc điểm chính là gan sưng và xuất huyết, tỷ lệ chết cao và truyền lây rất nhanh.

Phòng bệnh: Do bệnh truyền nhiễm qua thức ăn, nước uống, đường hô hấp, nên khi bệnh xảy ra cần nhốt riêng ngan ở các lứa nở khác nhau, cách ly xa nơi có dịch bệnh; Dụng cụ chăn nuôi, máng ăn, máng uống phải thường xuyên vệ sinh, sát trùng; Chăn thả ngan ở nơi không ô nhiễm; Ðảm bảo thức ăn, nước uống sạch sẽ, ngan được sống trong điều kiện tối ưu nhất; Không nhập ngan con từ vùng có bệnh lưu hành thường xuyên.

Trị bệnh: Úm ngan trong điều kiện nhiệt độ 340C trong thời gian 2 tuần. Dùng kháng thể kháng virus viêm gan siêu trùng tiêm với lượng 2 ml/con/3 ngày. Cùng với đó, cần điều trị viêm nhiễm do vi khuẩn kế phát bằng thuốc Norfloxacin hoặc Enroflaxacin cho uống 1 lần/ngày, trong 5 – 7 ngày liền, liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Trong quá trình điều trị, bổ sung thêm điện giải Gluco – C, vitamin tổng hợp hòa tan cho uống thay nước trong 5 ngày. Ðể chống ngan bị khô chân, bổ sung men tiêu hóa, Vitamin ADE, Vitamin B – Complex, khoáng chất premix vào thức ăn hàng ngày, cho ăn liên tục trong 2 tháng. Sau khi khỏi bệnh, ngay lập tức sử dụng vaccine viêm gan tiêm phòng và vaccine dịch tả cho ngan, bởi đây là những bệnh do virus gây ra, khi nhiễm bệnh thì việc điều trị rất khó khăn.

            Ban KHKT

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *