Trung tâm Nghiên cứu Gia cầm Thụy Phương

(Người Chăn Nuôi) – Là tổ chức sự nghiệp khoa học công lập thuộc Viện Chăn nuôi có chức năng nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, nuôi giữ giống gốc, nuôi thích nghi, khảo nghiệm giống mới, đào tạo tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, tư vấn dịch vụ kỹ thuật, sản xuất kinh doanh và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực chăn nuôi gia cầm. 

Với nhiệm vụ nghiên cứu khoa học công nghệ về gia cầm do các cơ quan Nhà nước giao hàng năm, đặt hàng trực tiếp hoặc đấu thầu; Nuôi giữ giống gốc, nuôi thích nghi, khảo nghiệm giống mới, bảo tồn nguồn gen, chọn lọc, lai tạo, sản xuất và cung ứng giống gia cầm cho sản xuất. Hàng năm số lượng gia cầm giống của Trung tâm cung cấp cho sản xuất luôn chiếm tỷ trọng lớn và chất lượng cao đó là các dòng gà, ngan, vịt, đà điểu và tổ hợp lai sinh sản, thương phẩm, kèm theo các quy trình chăn nuôi đã được Bộ NN&PTNT công nhận là tiến bộ kỹ thuật cho phép phát triển trong sản xuất. 

Một số sản phẩm nổi bật hiện nay: 

◆ Gà lông màu đặc sản năng suất cao CTN, HTP, MLV và RTN là sản phẩm của đề tài cấp Bộ giai đoạn 2021 – 2024: “Nghiên cứu lai tạo một số dòng gà lông màu đặc sản năng suất cao từ nguồn gen bản địa”. Gà bố mẹ (trống CTN x mái MLV) khối lượng cơ thể lúc vào đẻ con trống đạt 2,90 – 3 kg; mái đạt 1,65 – 1,70 kg; Năng suất trứng/mái/68 tuần tuổi đạt 145 – 150 quả, TTTA/10 trứng 2,80 – 2,85 kg; tỷ lệ phôi đạt 94,50 – 95%. Gà bố mẹ (trống HTP x mái RTN) khối lượng cơ thể lúc vào đẻ con trống đạt 2,95 – 3,05 kg; mái đạt 1,70 – 1,75 kg; Năng suất trứng/ mái/68 tuần tuổi đạt 160 – 165 quả, TTTA/10 trứng 2,65 – 2,70 kg; tỷ lệ phôi đạt 94,62 – 95,23%. Gà thương phẩm CTNMLV có khối lượng cơ thể lúc 16 tuần tuổi gà đạt 2,1 g, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng 3,27 kg; tỷ lệ thịt xẻ đạt 74,87%; hàm lượng protein đạt 21,04 – 24,38%. Gà thương phẩm HTPRTN có khối lượng cơ thể 16 tuần tuổi đạt 2.160,85 g, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng là 3,30 kg, tỷ lệ thịt xẻ là 74,81%; hàm lượng protein đạt 21,07 – 23,98%. 

Gà lông màu Thụy Phương

Gà bố mẹ (trống HTP x mái RTN)

◆ Ngan NTP là sản phẩm của đề tài cấp Bộ giai đoạn 2019 – 2022: “Chọn tạo 2 dòng ngan năng suất cao từ nguồn nguyên liệu ngan pháp R71SL nhập nội”. Ngan bố mẹ (trống NTP1 x mái NTP2) khối lượng cơ thể 24 tuần tuổi ngan trống đạt 4,8 kg, ngan mái 2,5 kg tiêu tốn thức ăn của ngan trống là 29,4 kg và ngan mái là 13,3 kg; năng suất trứng/mái/ năm là 152,78 quả, tiêu tốn thức ăn/10 trứng là 4,15 kg, tỷ lệ phôi đạt 94,09%. Ngan thương phẩm NTPVS12 khối lượng cơ thể lúc 12 tuần tuổi ngan trống đạt 5,04 kg, ngan mái lúc 10 tuần tuổi đạt 2,81 kg; tiêu tốn thức ăn/ kg tăng khối lượng cơ thể: 2,79 kg, tỷ thịt xẻ là 76,48%; tỷ lệ thịt lườn là 23,86% và tỷ lệ thịt đùi là 19,08%. 

Ngan NTP

Ngan bố mẹ (trống NTP1 x mái NTP2)

◆ Vịt VSTP là sản phẩm của đề tài cấp Bộ giai đoạn 2020 – 2023: “Chọn tạo 02 dòng vịt siêu thịt từ nguồn nguyên liệu vịt Star53 nhập nội”. Vịt bố mẹ (trống VSTP1 x mái VSTP2) khối lượng cơ thể 7 tuần tuổi con trống 2,60 kg, con mái 2,12 kg. Năng suất trứng/mái/42 tuần đẻ 226,51 quả, tiêu tốn thức ăn/10 trứng 3,45 kg, tỷ lệ phôi 92,31%, tỷ lệ nở/ tổng trứng ấp 78,13%. Vịt thương phẩm VSTP12 khối lượng cơ thể 7 tuần tuổi 3.690,07 g, ưu thế lai 4,15%; tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng cơ thể là 2,47 kg với ưu thế lai -3,14%; tỷ lệ thịt xẻ 73,69%; tỷ lệ thịt ức 22,68%. 

Vịt bố mẹ (trống VCSTP x mái VSTP2)

Vịt bố mẹ (trống VCSTP x mái VSTP2)

◆ Đà điểu (BV1, BV2, BV3, BV4) có năng suất trứng đạt 42 – 47 quả/mái/năm, TTTA/1 trứng: tinh: ≤ 12,5 kg; xanh: ≤ 12,5 kg; tỷ lệ trứng có phôi đạt 70 – 72%. Đà điểu nuôi thương phẩm 12 tháng tuổi đạt 100 – 110 kg, TTTA/kg tăng KL: tinh ≤ 4,50 kg, thức ăn xanh ≤ 5 kg. 

Đà điểu sinh sản

Đà điểu sinh sản

Các sản phẩm giống gia cầm năng suất chất lượng cao của Trung tâm chuyển giao và sản xuất góp phần giải quyết lao động dư thừa chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, cơ cấu lao động, cơ cấu sản xuất nông nghiệp kinh tế nông thôn, đáp ứng được nhu cầu thực phẩm ngày càng tăng của xã hội. Với các giải pháp đồng bộ về giống, quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, thú y phòng bệnh sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi. Góp phần chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn có hiệu quả, tăng sản phẩm thịt, trứng đáp ứng nhu cầu thực phẩm ngày càng tăng của xã hội và tăng thu nhập cho người chăn nuôi, góp phần xóa đói giảm nghèo, giải quyết công ăn việc làm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *