– Ngô:
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu ngô các loại trong tháng 1/2025 đạt trên 1 triệu tấn, trị giá trên 249,77 triệu USD, giá trung bình 249,5 USD/tấn, giảm 28,8% về lượng, giảm 27,2% kim ngạch nhưng tăng 2,2% về giá so với tháng 12/2024;
So với tháng 1/2024 thì tăng 2% về lượng, nhưng giảm nhẹ 0,2% về kim ngạch và giảm 2,2% về giá.
Brazil là thị trường lớn nhất cung cấp ngô cho Việt Nam trong tháng 1/2025, chiếm 59,4% trong tổng lượng và chiếm 58,6% trong tổng kim ngạch nhập khẩu ngô của cả nước, đạt trên 594.563 tấn, tương đương gần 146,45 triệu USD, giá 246,3 USD/tấn, giảm 20,6% về lượng, giảm 19,9% kim ngạch nhưng tăng 0,9% về giá so với tháng 12/2024; so với tháng 1/2024 thì giảm 16,9% về lượng, giảm 20,9% về kim ngạch và giảm 4,7% về giá .
Thị trường lớn thứ 2 là Achentina, trong tháng 1/2025 đạt gần 387.195 tấn, tương đương gần 98,26 triệu USD, giá 253,8 USD/tấn, chiếm 38,7% trong tổng lượng và chiế 39,3% trong tổng kim ngạch nhập khẩu ngô của cả nước, giảm 32% về lượng, giảm 28,4% về kim ngạch nhưng giá tăng 5,3% so với tháng 12/2024; so với tháng 1/2024 thì tăng rất mạnh 1.363% về lượng, tăng 1.368% về kim ngạch và tăng 0,3% về giá.
Tiếp đến thị trường Lào trong tháng 1/2025 đạt 15.100 tấn, tương đương 3,41 triệu USD, giá 225,7 USD/tấn, chiếm 1,5% trong tổng lượng và chiếm 1,4% trong tổng kim ngạch nhập khẩu ngô của cả nước, giảm 8,6% về lượng, giảm 12% về kim ngạch và giá giảm 3,7% so với tháng 12/2024; so với tháng 1/2024 thì giảm mạnh 53,6% về lượng, giảm 59,9% về kim ngạch và giảm 13,5% về giá.
Nhập khẩu ngô tháng 1/2025
(Tính toán theo số liệu công bố ngày 11/2/2025 của TCHQ)

– Đậu tương:
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu đậu tương trong tháng 1/2025 đạt 185.833 tấn, trị giá trên 85,93 triệu USD, giá trung bình 462,4 USD/tấn, giảm 22,3% cả về lượng và kim ngạch nhưng tăng 0,01% về giá so với tháng 12/2024.
So với tháng 1/2024 cũng giảm cả về lượng, kim ngạch và giá với mức giảm tương ứng 12,4%, 29,6% và 19,6%.
Mỹ là thị trường lớn nhất cung cấp đậu tương cho Việt Nam trong tháng 1/2025, chiếm 95,3% trong tổng lượng và chiếm 94% trong tổng kim ngạch nhập khẩu đậu tương của cả nước, đạt 177.087 tấn, tương đương gần 80,8 triệu USD, giá 456,3 USD/tấn, giảm 13,1% về lượng, giảm 14,4% kim ngạch và giảm 1,5% về giá so với tháng 12/2024; so với tháng 1/2024 thì tăng 37% về lượng, tăng 9,9% về kim ngạch nhưng giảm 19,8% về giá.
Thị trường lớn thứ 2 là Canada, trong tháng 1/2025 đạt 8.069 tấn, tương đương 4,62 triệu USD, giá 572,8 USD/tấn, chiếm trên 4,3% trong tổng lượng và chiếm 5,4% trong tổng kim ngạch nhập khẩu đậu tương của cả nước, tăng 16,7% về lượng, tăng 23,7% về kim ngạch và giá tăng 6% so với tháng 12/2024; so với tháng 1/2024 thì giảm cả về lượng, kim ngạch và giá với mức giả tương ứng 30,5%, 36,7% và 8,9%.
Tiếp đến thị trường Campuchia trong tháng 1/2025 đạt 455 tấn, tương đương 336.000 USD, giá 738,5 USD/tấn, chiếm 0,2% trong tổng lượng và chiếm 0,4% trong tổng kim ngạch nhập khẩu đậu tương của cả nước, giảm mạnh 77,3% về lượng, giảm 76,8% về kim ngạch nhưng giá tăng 2,2% so với tháng 12/2024; so với tháng 1/2024 cũng giảm 38,7% về lượng, giảm 38,2% về kim ngạch nhưng tăng 0,8% về giá.
Thị trường nhập khẩu đậu tương tháng 1/2025
(Tính toán theo số liệu công bố ngày 11/2/2025 của TCHQ)
– Lúa mì:
Tháng 1/2025 lượng lúa mì nhập khẩu của cả nước đạt gần 403.558 tấn, tương đương trên 107,42 triệu USD, giảm 24,6% về khối lượng, giảm 31,3% về kim ngạch so với tháng 1/2024. Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 1/2025 cả nước nhập khẩu gần 403.558 tấn lúa mì, tương đương trên 107,42 triệu USD, giá trung bình 266,2 USD/tấn, tăng 9,9% về lượng, tăng 6,5% kim ngạch so với tháng 12/2024 nhưng giá giảm 3,1%. So với tháng 1/2024 thì giảm 24,6% về lượng, giảm 31,3% kim ngạch và giảm 8,9% giá.
Brazil là thị trường lớn nhất cung cấp lúa mì cho Việt Nam trong tháng 1/2025, chiếm 52,1% trong tổng lượng và chiếm 50,5% trong tổng kim ngạch nhập khẩu lúa mì của cả nước, đạt trên 210.269 tấn, tương đương 54,28 triệu USD, giá trung bình 258 USD/tấn, tăng mạnh 50,6% về lượng, tăng 50,5% về kim ngạch nhưng giảm nhẹ 0,07% về giá so với tháng 1/2024.
Thị trường lớn thứ 2 là Australia chiếm 15,5% trong tổng lượng và chiếm 16% trong tổng kim ngạch, đạt 62.371 tấn, tương đương 17,2 triệu USD, giá trung bình 275,8 USD/tấn, giảm mạnh 63% về lượng, giảm 63,9% kim ngạch và giảm 2,3% về giá so với tháng 12/2024; so với tháng 1/2024 cũng giảm 71% về lượng, giảm 75,2% kim ngạch và giảm 14,2% về giá.
Tiếp đến thị trường Canada đạt 54.565 tấn, tương đương 16,61 triệu USD, giá 304 USD/tấn, chiếm 13,5% trong tổng lượng và chiếm 15,5% tổng kim ngạch nhập khẩu lúa mì của cả nước, tăng mạnh 2.154% về lượng, tăng 1.919% kim ngạch nhưng giảm 10,4% về giá so với tháng 1/2024.
Nhập khẩu lúa mì từ thị trường Nga đạt 61.794 tấn, tương đương 15,51 triệu USD, giá 250,9 USD/tấn, tăng 265,6% về khối lượng, tăng 258,4% về kim ngạch nhưng giảm 2% về giá so với tháng 1/2024.
Nhập khẩu lúa mì tháng 1/2025
(Tính toán theo số liệu công bố ngày 11/2/2025 của TCHQ)
Tổng hợp: Thuỷ Chung
Nguồn tin: Trung tâm TTCN&TM