Tình hình chăn nuôi cả nước tháng 11/2022

Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, trong tháng 11/2022, tình hình chăn nuôi ổn định, dịch bệnh được kiểm soát; tổng đàn gia súc, gia cầm tăng khá so cùng kỳ năm 2021.

TÌNH HÌNH CHUNG

Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, trong tháng 11/2022, tình hình chăn nuôi ổn định, dịch bệnh được kiểm soát; tổng đàn gia súc, gia cầm tăng khá so cùng kỳ năm 2021.

Trong tháng, đàn lợn và gia cầm cả nước phát triển ổn định, dịch bệnh được kiểm soát. Tuy nhiên, giá thành chăn nuôi hiện vẫn ở mức cao, gây áp lực lớn cho người chăn nuôi. Ước tính tổng đàn lợn của cả nước tính đến thời điểm cuối tháng 11 năm 2022 tăng khoảng 12,4% so với cùng thời điểm năm 2021; tổng số gia cầm của cả nước ước tính tăng khoảng 5,4%.

Giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi tháng 11 ước đạt 31,7 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi 11 tháng năm 2022 ước đạt 361,4 triệu USD, giảm 8,4% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, xuất khẩu sữa và sản phẩm sữa đạt 97,7 triệu USD, giảm 3,6%; thịt, phụ phẩm dạng thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của động vật đạt 101,2 triệu USD, tăng 0,1%

Tình hình chăn nuôi trong tháng phát triển ổn định, dịch bệnh được kiểm soát tốt. Hiện tại đang là thời điểm người chăn nuôi tập trung chăm sóc đàn gia súc, gia cầm, để cung ứng nguồn thịt ra thị trường những tháng cuối năm và các kỳ lễ tết sắp tới. Tuy nhiên, giá thành chăn nuôi hiện vẫn ở mức cao vì giá nguyên, vật liệu, chi phí sản xuất đều tăng so với năm trước trong khi giá bán sản phẩm lại giảm, điều này khiến người chăn nuôi càng thêm áp lực.

Chăn nuôi trâu, bò: Đàn trâu, bò cả nước trong tháng phát triển ổn định. Theo số liệu ước tính của TCTK, tổng số trâu của cả nước tính đến thời điểm cuối tháng 11/2022 giảm 1,2%; tổng số bò tăng 3,5% so với cùng thời điểm năm 2021.

Chăn nuôi lợn: Theo số liệu ước tính của TCTK, tổng số lợn của cả nước tính đến thời điểm cuối tháng 11/ 2022 tăng 12,4% so với cùng thời điểm năm 2021.

Chăn nuôi gia cầm: Nhìn chung, đàn gia cầm cả nước phát triển ổn định, dịch bệnh được kiểm soát tốt. Hiện tại đang là thời điểm người chăn nuôi tập trung chăm sóc đàn để cung ứng nguồn thịt ra thị trường những tháng cuối năm và các kỳ lễ tết sắp tới. Theo số liệu ước tính của TCTK, tổng số gia cầm của cả nước tính đến thời điểm cuối tháng 11/2022 tăng 5,4% so với cùng thời điểm năm 2021.

Tình hình thú y: Theo báo cáo của Cục Thú Y, tính đến tháng 11 tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm của cả nước cụ thể như sau:

* Dịch Cúm gia cầm (CGC):

Từ đầu năm 2022 đến nay, cả nước phát sinh 46 ổ dịch tại 37 huyện của 22 tỉnh, thành phố, trong đó: 43 ổ dịch CGC A/H5N1, 01 ổ dịch CGC A/H5N6, 02 ổ dịch CGC A/H5N8. Tổng số gia cầm mắc bệnh, chết và tiêu hủy là 96.217 con.

Trong tháng 11, cả nước phát sinh 04 ổ dịch CGC A/H5N1 tại 02 tỉnh Quảng Ngãi và Nghệ An. Hiện nay, có 06 ổ dịch CGC A/H5N1 tại 04 tỉnh Quảng Ngãi, Đắk Lắk, Nghệ An và Tiền Giang chưa qua 21 ngày. Tổng số gia cầm mắc bệnh, chết và bị tiêu hủy là 4.150 con.

* Bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP):

Từ đầu năm 2022 đến nay, cả nước phát sinh 1.185 ổ dịch tại 52 tỉnh, thành phố, buộc tiêu hủy 54.533 con lợn. Trong tháng 11, cả nước phát sinh 23 ổ dịch tại 20 huyện của 14 tỉnh. Tổng số lợn bị tiêu hủy là 495 con. Hiện nay, có 57 xã thuộc 38 huyện của 19 tỉnh chưa qua 21 ngày. Số lợn mắc bệnh là 2.363 con; tổng số lợn bị chết và tiêu hủy là 2.597 con.

* Dịch bệnh Lở mồm long móng (LMLM):

Từ đầu năm 2022 đến nay, cả nước phát sinh 17 ổ dịch tại 10 huyện của 07 tỉnh, thành phố: Sơn La, Hà Nội, Thái Nguyên, Hà Tĩnh, Gia Lai, Đồng Nai và Đồng Tháp; số gia súc mắc bệnh là 548 con, số gia súc tiêu hủy là 08 con. Trong tháng 11, cả nước không phát sinh ổ dịch LMLM. Hiện nay, có 02 ổ dịch LMLM tại tỉnh Gia Lai chưa qua 21 ngày. Tổng số gia súc mắc bệnh là 142 con. Trong tháng 11, cả nước phát sinh 23 ổ dịch tại 20 huyện của 14 tỉnh. Tổng số lợn bị tiêu hủy là 495 con.

Hiện nay, có 57 xã thuộc 38 huyện của 19 tỉnh chưa qua 21 ngày. Số lợn mắc bệnh là 2.363 con; tổng số lợn bị chết và tiêu hủy là 2.597 con.

* Dịch bệnh Lở mồm long móng (LMLM):

Từ đầu năm 2022 đến nay, cả nước phát sinh 17 ổ dịch tại 10 huyện của 07 tỉnh, thành phố: Sơn La, Hà Nội, Thái Nguyên, Hà Tĩnh, Gia Lai, Đồng Nai và Đồng Tháp; số gia súc mắc bệnh là 548 con, số gia súc tiêu hủy là 08 con. Trong tháng 11, cả nước không phát sinh ổ dịch LMLM. Hiện nay, có 02 ổ dịch LMLM tại tỉnh Gia Lai chưa qua 21 ngày. Tổng số gia súc mắc bệnh là 142 con.

* Dịch Tai xanh:

Từ đầu năm 2022 đến nay, cả nước phát sinh 01 ổ dịch Tai xanh tại tỉnh Thái Nguyên. Số lợn mắc bệnh, chết và tiêu hủy là 30 con. Trong tháng 11, cả nước không phát sinh ổ dịch Tai xanh.

* Dịch bệnh Viêm da nổi cục (VDNC):

Từ đầu năm 2022 đến nay, cả nước phát sinh 246 ổ dịch tại 16 tỉnh, thành phố; số gia súc mắc bệnh là 2.258 con, số gia súc buộc tiêu hủy 444 con trâu, bò. Trong tháng 11, cả nước phát sinh 1 ổ dịch VDNC tại tỉnh Đắk Lắk. Hiện nay, cả nước có 03 ổ dịch VDNC tại 02 tỉnh Đắk Lắk và Bến Tre chưa qua 21 ngày. Số gia súc bị mắc bệnh là 07 con.

 

THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI

Trên thị trường thế giới, giá lợn nạc giao tháng 12/2022 ở Chicago, Mỹ biến động giảm trong tháng qua với mức giảm 0.975 UScent/lb xuống mức 83,95 UScent/lb.

Tại thị trường trong nước, trong tháng 11/2022, giá lợn hơi trên cả nước giảm do nhu cầu tiêu thụ giảm. Giá lợn hơi tại khu vực miền Bắc giảm với mức giảm 2.000 – 4.000 đồng/kg, dao động trong khoảng 52.000 – 56.000 đồng/kg. Theo đó, Hưng Yên tiếp tục là tỉnh có giá thu mua cao nhất khu vực với 56.000 đồng/kg. Các tỉnh Yên Bái, Lào Cai, Nam Định, Hà Nam và Ninh Bình đang giao dịch cùng mức là 52.000 đồng/kg – thấp nhất khu vực. Các địa phương còn lại có giá duy trì trong khoảng 53.000 – 55.000 đồng/kg.

Thị trường khu vực miền Trung, Tây Nguyên ghi nhận giá giảm 2.000 – 3.000 đồng/kg, dao động trong khoảng 51.000 – 55.000 đồng/kg. Cụ thể, thương lái tại hai tỉnh Đắk Lắk và Bình Thuận đang thu mua heo hơi lần lượt với giá thấp nhất và cao nhất khu vực, tương ứng 51.000 đồng/kg và 55.000 đồng/kg. Heo hơi tại ba tỉnh gồm Thanh Hóa, Quảng Ngãi và Lâm Đồng đang được thu mua cùng mức là 52.000 đồng/kg. Tỉnh Ninh Thuận ghi nhận mức giao dịch là 53.000 đồng/kg. Tại các địa phương còn lại, giá thu mua ở cùng mốc 54.000 đồng/kg.

Tại miền Nam, giá lợn hơi giảm 1.000 – 2.000 đồng/kg, dao động trong khoảng 51.000 – 55.000 đồng/kg. Cụ thể, TP Cần Thơ ở mức 53.000 đồng/kg. Tỉnh Cà Mau ghi nhận giá thu mua cao nhất khu vực với 55.000 đồng/kg trong khi tỉnh Kiên Giang có giá thấp nhất khu vực với 51.000 đồng/kg. Tại các địa phương khác, thương lái đang giao dịch trong khoảng 52.000 – 54.000 đồng/kg.

Giá thu mua gà tại trại biến động tăng tại các vùng miền trong tháng 11/2022. Giá gà thịt lông màu ngắn ngày miền Bắc, miền Trung và miền Nam tăng 6.000 đ/kg lên mức 37.000 – 38.000 đ/kg. Giá gà công nghiệp miền Trung và miền Nam tăng 1.000 đ/kg lên mức 33.000 – 34.000 đ/kg. Giá trứng gà miền Bắc, miền Trung giảm 450 – 550 đ/quả xuống mức 1.950 – 2.150 đ/quả. Giá trứng gà miền Nam giảm 100 – 200 đ/quả xuống mức 2.000 – 2.300 đ/quả.

THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU 

Xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi:

Giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi tháng 11 ước đạt 31,7 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi 11 tháng năm 2022 ước đạt 361,4 triệu USD, giảm 8,4% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, xuất khẩu sữa và sản phẩm sữa đạt 97,7 triệu USD, giảm 3,6%; thịt, phụ phẩm dạng thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của động vật đạt 101,2 triệu USD, tăng 0,1%.

Xuất khẩu thức ăn chăn nuôi:

Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu thức ăn gia súc của cả nước trong 11 tháng năm 2022 đạt 1,04 tỷ USD, tăng 6,7% so với 11 tháng năm 2021.

Riêng tháng 11/2022 đạt 87,38 triệu USD, giảm nhẹ 2,2% so với tháng 10/2022 và giảm 20,7% so với tháng 11/2021.

Xuất khẩu thức ăn gia súc sang thị trường Trung Quốc – thị ttường lớn nhất, tháng 11/2022 tăng 21,8% so với tháng 10/2022 và tăng 15,1% so với tháng 11/2021, đạt 38,81 triệu USD, tính chung kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này 11 tháng năm 2022 đạt 406,06 triệu USD, tăng 22,8% so với cùng kỳ năm 2021, chiếm 39,1% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước. 

Xuất khẩu thức ăn gia súc sang thị trường Campuchia – thị trường lớn thứ 2 trong 11 tháng tăng 12,2% so với cùng kỳ, đạt 154,16 triệu USD, chiếm 14,9% trong tổng kim ngạch; riêng tháng 11/2022 giảm 18,2% so với tháng 10/2022 nhưng tăng mạnh 47,4% so với tháng 11/2021, đạt 14,15 triệu USD.

Thị trường Mỹ xếp thứ 3 về kim ngạch, đạt 124,12 triệu USD, tăng mạnh 52,6% so với cùng kỳ; riêng trong tháng 11/2022 giảm 33,3% so với tháng 10/2022 và giảm 52,3% so với tháng 11/2021, đạt 3,85 triệu USD.

Xuất khẩu thức ăn gia súc sang thị trường FTA-RCEP trong 11 tháng tăng 14,2% so với cùng kỳ, đạt 785,41 triệu USD, chiếm 75,7% trong tổng kim ngạch. Xuất khẩu sang thị trường CPTTP tăng 30,7% so với cùng kỳ, đạt 120,55 triệu USD, chiếm 11,6% trong tổng kim ngạch.

Xuất khẩu thức ăn gia súc 11 tháng năm 2022

(Tính toán từ số liệu công bố ngày 11/12/2022 của TCHQ). ĐVT: USD

nhập khẩu thức ăn gia súc

THỊ TRƯỜNG NHẬP KHẨU 

Sản phẩm chăn nuôi:

Ước giá trị nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi tháng 11 đạt 275,2 triệu USD, đưa tổng giá trị nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi 11 tháng năm 2022 đạt 3,01 tỷ USD, giảm 3,2% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, giá trị nhập khẩu sữa và các sản phẩm sữa ước đạt 1,17 tỷ USD, tăng 7%; giá trị nhập khẩu của thịt, phụ phẩm dạng thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của động vật ước đạt 1,37 tỷ USD, tăng 5,7%.

Thức ăn gia súc và nguyên liệu:

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, kim ngạch nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu về Việt Nam trong tháng 11/2022 đạt 650 triệu USD, tăng 61,7% so với tháng trước và tăng 78,4% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 11 tháng năm 2022, kim ngạch nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu lên tới 5,16 tỷ USD, tăng 14,6% so với cùng kỳ năm 2021.

Đậu tương:

11 tháng năm 2022 cả nước nhập khẩu 1,64 triệu tấn đậu tương, trị giá gần 1,14 tỷ USD, giá trung bình 695,7 USD/tấn.

Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu đậu tương trong tháng 11/2022 đạt 104.204 tấn, tương đương 72,13 triệu USD, giá trung bình 692,2 USD/tấn, sụt giảm 22,2% về lượng và giảm 21% kim ngạch so với tháng 10/2022, tuy nhiên giá tăng nhẹ 1,5%; so với tháng 11/2021 giảm 9,6% về lượng, nhưng tăng 1,4% về kim ngạch và tăng 12,2% về giá.

Tính chung 11 tháng năm 2022 cả nước nhập khẩu 1,64 triệu tấn đậu tương, trị giá gần 1,14 tỷ USD, giá trung bình 695,7 USD/tấn, giảm 9,8% về lượng nhưng tăng 7,3% kim ngạch và tăng 19% về giá so với cùng kỳ năm 2021.

Đậu tương nhập khẩu về Việt Nam từ thị trường Brazil nhiều nhất, trong tháng 11/2022 tăng trở lại, tăng trên 19% cả về lượng và kim ngạch so với tháng 10/2022 nhưng giá giảm nhẹ 0,7%, đạt 66.800 tấn, tương đương 44,25 triệu USD, giá 662,4 USD/tấn; Tính chung, 11 tháng năm 2022 nhập khẩu đậu tương từ thị trường này đạt 991.983 tấn, tương đương 691,56 triệu USD, chiếm gần 61% trong tổng lượng và tổng kim ngạch nhập khẩu đậu tương của cả nước.

Nhập khẩu đậu tương từ thị trường Mỹ – thị trường lớn thứ 2 trong tháng 11/2022 tiếp tục giảm 12,7% về lượng và giảm 15,9% kim ngạch so với tháng 10/2022 và giá giảm nhẹ 3,7%, đạt 24.725 tấn, tương đương 17,6 triệu USD, giá trung bình 711,9 USD/tấn. Tính chung cả 11 tháng năm 2022, nhập khẩu đậu tương từ thị trường này đạt 497.101 tấn, tương đương 340,83 triệu USD, giá 685,6 USD/tấn, chiếm gần 30,4% trong tổng lượng và chiếm 30% trong tổng kim ngạch nhập khẩu đậu tương của cả nước, giảm mạnh 37,3% về lượng, giảm 24,5% về kim ngạch nhưng giá tăng 20,4% so với cùng kỳ năm trước.

Ngoài ra, nhập khẩu đậu tương từ thị trường Canada 11 tháng đầu năm đạt 82.343 tấn, tương đương 61,08 triệu USD, giá 741,7 USD/tấn, tăng 4,6% về lượng, tăng 19,8% về kim ngạch và giá tăng 14,5% so với cùng kỳ năm trước. Nhập khẩu từ thị trường Campuchia đạt 22.153 tấn, tương đương 17,58 triệu USD, giá 793,5 USD/tấn, giảm 3,8% về lượng, nhưng tăng 20,7% về kim ngạch và tăng 25,4% về giá.

Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2022

(Tính toán theo số liệu công bố ngày 10/12/2022 của TCHQ)

nhập khẩu đậu tương

Lúa mì:

11 tháng năm 2022 lượng lúa mì nhập khẩu của cả nước đạt 3,72 triệu tấn, tương đương gần 1,44 tỷ USD, giảm 12,5% về khối lượng, nhưng tăng 15,3% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2021.

Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 11/2022 cả nước nhập khẩu 306.845 tấn lúa mì, tương đương 117,19 triệu USD, giá trung bình 381,9 USD/tấn, tăng mạnh 84% về lượng, tăng 66,7% kim ngạch nhưng giảm 11,6% về giá so với tháng 10/2022. So với tháng 11/2021 thì giảm 11,6% về lượng, nhưng tăng 1,9% kim ngạch và tăng 15,2% về giá.

Tính chung trong 11 tháng năm 2022 lượng lúa mì nhập khẩu của cả nước đạt 3,72 triệu tấn, tương đương gần 1,44 tỷ USD, giảm 12,5% về khối lượng, nhưng tăng 15,3% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2021, giá trung bình đạt 386 USD/tấn, tăng 31,8%. 

Trong tháng 11/2022 nhập khẩu lúa mì từ thị trường chủ đạo Australia tăng mạnh trở lại, tăng 90,7% về lượng và tăng 80% kim ngạch, nhưng giảm 5,5% về giá so với tháng 10/2022, đạt 173.428 tấn, tương đương 69,89 triệu USD, giá 403 USD/tấn; so với tháng 11/2021 giảm 14% về lượng, giảm 2,7% kim ngạch nhưng tăng 13,3% về giá.

Tính chung cả 11 tháng, nhập khẩu lúa mì từ thị trường Australia, chiếm gần 72% trong tổng lượng và tổng kim ngạch nhập khẩu lúa mì của cả nước, đạt 2,66 triệu tấn, tương đương 1,03 tỷ USD, giá trung bình 387,5 USD/tấn, giảm 12,8% về lượng, nhưng tăng 14% về kim ngạch và tăng 30,7% về giá so với cùng kỳ năm 2021.

Bên cạnh thị trường chủ đạo Australia là thị trường Brazil chiếm 8,7% trong tổng lượng và chiếm 7,8% trong tổng kim ngạch, đạt 322.760 tấn, tương đương 112,55 triệu USD, giá trung bình 348,7 USD/tấn, tăng mạnh cả về lượng, kim ngạch giá so với cùng kỳ năm 2021, với mức tăng tương ứng 40,6%, 104,6% và 45,5%.

Tiếp đến thị trường Mỹ đạt 280.002 tấn, tương đương 130,24 triệu USD, giá 465 USD/tấn, tăng 42% về lượng, tăng 108,5% kim ngạch và tăng 46,7% về giá so với cùng kỳ, chiếm 7,5% trong tổng lượng và chiếm 9% trong tổng kim ngạch nhập khẩu lúa mì của cả nước.

Nhập khẩu lúa mì từ thị trường Ấn Độ chỉ đạt 73.145 tấn, tương đương 27,21 triệu USD, nhưng so với cùng kỳ năm 2021 thì tăng rất mạnh 1.294% về khối lượng và tăng 1.559% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2021.

Nhập khẩu lúa mì 11 tháng năm 2022

(Tính toán theo số liệu công bố ngày 10/12/2022 của TCHQ)

nhập khẩu lúa mì

Ngô:

Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu ngô các loại trong 11 tháng năm 2022 đạt trên 8,41 triệu tấn, trị giá trên 2,94 tỷ USD, giá trung bình 349,8 USD/tấn, giảm 11,6% về lượng, nhưng tăng 8,2% kim ngạch và tăng 22,4% về giá so với 11 tháng năm 2021.

Trong đó, riêng tháng 11/2022 đạt 874.529 tấn, tương đương 288,29 triệu USD, giá trung bình 329,7 USD/tấn, tăng nhẹ 0,4% về lượng, tăng 1,7% kim ngạch, giá tăng 1,3% so với tháng 10/2022; so với tháng 11/2021 thì giảm 15,2% về lượng, giảm 8,9% về kim ngạch nhưng tăng 7,4% về giá.

Achentina là thị trường chủ đạo cung cấp ngô cho Việt Nam trong 11 tháng năm 2022, chiếm 63% trong tổng lượng và tổng kim ngạch nhập khẩu ngô của cả nước, đạt 5,27 triệu tấn, tương đương gần 1,86 tỷ USD, giảm 6,6% về lượng, nhưng tăng 10% kim ngạch và tăng 17,7% về giá so với cùng kỳ năm 2021; riêng tháng 11/2022 đạt 305.283 tấn, tương đương 101,01 triệu USD, giá 330,9 USD/tấn, giảm mạnh 53,9% về lượng, giảm 53% kim ngạch so với tháng 10/2022, giá tăng 2%; so với tháng 11/2021 giảm 66,4% về lượng, giảm 63,3% về kim ngạch, giá tăng 9,1%. 

Ngoài ra, nhập khẩu ngô từ Brazil 11 tháng đầu năm 2022 đạt 966.912 tấn, tương đương 319,23 triệu USD, giá 330,2 USD/tấn, chiếm 11,5% trong tổng lượng và chiếm 10,9% trong tổng kim ngạch nhập khẩu ngô của cả nước, giảm mạnh 37,2% về lượng, giảm 9,4% về kim ngạch nhưng giá tăng mạnh 44,3% so với 11 tháng năm 2021.

Nhập khẩu ngô từ thị trường thị trường Ấn Độ 11 tháng đầu năm 2022 đạt 681.476 tấn, tương đương 224,93 triệu USD, giá 224,93 USD/tấn, chiếm 8,1% trong tổng lượng và chiếm 7,7% trong tổng kim ngạch nhập khẩu ngô của cả nước, giảm mạnh 37,9% về lượng, giảm 27% về kim ngạch nhưng giá tăng 17,4% so với cùng kỳ năm trước.

Nhập khẩu ngô 11 tháng năm 2022 

(Tính toán theo số liệu công bố ngày 11/12/2022 của TCHQ)

nhập khẩu ngô

Nguồn tin: http://channuoivietnam.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *