(Người Chăn Nuôi) – Trong nghiên cứu mới đây, các nhà khoa học đã sử dụng phương pháp thủy nhiệt các nguyên liệu như khô dầu hạt cải hay khô dầu hướng dương làm thức ăn cho heo con. Kết quả cho thấy, chúng giúp heo con phát triển tốt và có khả năng thay thế nguồn nguyên liệu đắt tiền như đậu tương.
Trước đây, đã có hai cuộc tranh luận của các nhà nghiên cứu về việc bổ sung chất xơ trong các công thức pha trộn thức ăn chăn nuôi . Trong dự thảo để thay đổi luật bảo vệ động vật của Đức vào năm 2013, chất xơ đã được yêu cầu bổ sung cho động vật ở mức 5%. Vào thời điểm đó, các nhà khoa học đã chứng minh rằng việc bổ sung lượng chất xơ 5% giúp cho sức khỏe đường ruột của động vật nuôi được cải thiện hơn.
Ngày nay mức bổ sung chất xơ phổ biến trong các công thức phối trộn chỉ ở mức 2,5 – 4%. Bởi, người chăn nuôi cho rằng, nếu bổ sung một lượng lớn chất xơ vào thức ăn sẽ làm giảm khả năng tiêu hóa và dẫn đến làm giảm hiệu suất tiêu thụ thức ăn cũng như mức độ bài tiết cao hơn ở vật nuôi. Điều này đã trở thành một lối nhận thức khó xóa bỏ của người nuôi. Tuy nhiên, nghiên cứu gần đây tại Schwarzenau, Bavaria, Đức, cho thấy bổ sung 5% chất xơ trong thức ăn cho heo con không làm ảnh hướng đến hiệu suất tiêu thụ của heo.
Một chủ đề khác cũng đang được quan tâm chính là việc sử dụng đậu nành – loại nguyên liệu đang được nhiều tổ chức phi chính phủ (NGO) lựa chọn sử dụng nhằm giảm bớt việc sử dụng các chiết xuất khô đậu tương từ đậu tương biến đổi gen. Điều này liên quan đến việc đậu tương được trồng ở Bắc và Nam Mỹ chủ yếu là đậu tương biến đổi gen và được xem là không bền vững. Trong khi đó, đậu tương được trồng ở châu Âu (không biến đổi gen) vẫn được chấp nhận.
Xử lý công nghệ đa tầng
Tại Viện nghiên cứu Nông nghiệp và trồng trọt (LLG) của Saxony – Anhalt của Đức đã sử dụng các phương pháp xử lý nhiệt, trùng phân để phân tách, chiết xuất các chất có trong các sản phẩm nông nghiệp. Cũng nhờ những phương pháp này mà Viện đã cung cấp nên ý tưởng thích hợp cho việc tìm kiếm các giải pháp thay thế nguồn thức ăn từ đậu tương biến đổi gen trong chăn nuôi. Từ đó, Công ty Fanon từ Petrijanec đã áp dụng một quá trình tạm gọi là "Kéo dài thời hạn nhiệt độ và hóa lỏng (LTCL)”. Đây là một phương pháp xử lý công nghệ đa tầng trong TĂCN, bao gồm cả những nguyên liệu có cấu trúc đặc biệt; mục đích phân tích, dạng nguyên liệu, máy hơi nước… sẽ được xem xét để tách chiết các chất dưới áp lực của phương pháp thủy nhiệt. Sau khi ý tưởng về phương pháp xử lý công nghệ đa tầng trong TĂCN được hình thành, LLG đã thiết lập một thử nghiệm tương tự cho heo con. Hai công thức thức ăn được tiến hành trên heo con cai sữa, với việc sử dụng đậu nành trong công thức thức ăn ở lô đối chứng và sử dụng bột chiết xuất từ hoa hướng dương và bánh dầu hạt cải được sử dụng để bổ sung protein và các nguồn chất xơ thô trong thức ăn thử nghiệm. Đây là lần đầu tiên các chất được sử dụng theo quy trình LTCL.
Hiệu quả của quá trình thử nghiệm này có thể được chứng minh thông qua sự hiển thị khác biệt trong chất xơ thô, chất xơ không hòa tan trong dung dịch trung tính (NDF) và chất xơ không hòa tan trong acid (ADF) ở các giá trị phân tích. Các giá trị của chất xơ thô cao, ADF và NDF được tính toán trên cơ sở các giá trị tiêu chuẩn đã không được tìm thấy ở bất kỳ phân tích nào. Mặc dù, tỷ lệ các chất xơ được tính toán bổ sung trong TĂCN ở nhóm thử nghiệm là 6,9% tuy nhiên trên thực tế chỉ có 4,6% chất xơ được tìm thấy. Như vậy, có thể kết luận rằng, do sử dụng phương pháp xử lý đa tầng công nghệ nên các chất xơ thô đã được tiêu hóa tốt hơn trong ruột già cũng như quá trình lên men được tiến hành dễ dàng hơn.
Để kiểm tra lại kết quả này, một thử nghiệm cho ăn được tiến hành tại LLG trong iDEN với cả hai loại nguyên liệu thay thế là khô hướng dương và dầu hạt cải. Các thí nghiệm được tiến hành với 200 heo con, một nửa được bổ sung khô đậu tương làm lô đối chứng và nửa còn lại được bổ sung khô dầu hướng dương và dầu hạt cải làm lô thí nghiệm. Thí nghiệm được lặp lại 5 lần liên tiếp. Tỷ lệ heo đực và cái là giống hệt nhau ở cả 2 nhóm thí nghiệm. Các kết quả phân tích thức ăn cho thấy một sự tương đồng rất lớn với các dữ liệu tính toán liên quan đến giá trị protein và axit amin. Các giá trị năng lượng ở lô thí nghiệm thậm chí còn cao hơn so với tính toán ban đầu của các nhà nghiên cứu.
Nhìn vào kết quả của bảng 2 và 3 có thế nhận thấy rằng: Về việc sử dụng lượng thức ăn và hệ số FCR giữa hai nhóm thí nghiệm hầu như không có bất kỳ sự khác biệt nào. Lượng thức ăn sử dụng và khả năng tiêu hóa là giống hệt nhau ở cả hai nhóm. Điều này cũng có nghĩa là việc sử dụng khô dầu hướng dương và bánh dầu hạt cải sau khi đã qua phương pháp xử lý LTCL cho heo con mang lại hiệu quả cao nhất. Sau khi qua xử lý, thành phần protein ở khô dầu hướng dương và bánh dầu hạt cải có thể thay thế hoàn toàn khô đậu tương.
Khô dầu hướng dương Ảnh: Pigprogress
Kết luận
Các thí nghiệm trên đã cho thấy rằng người chăn nuôi có thể sử dụng khô dầu hướng dương và bánh dầu hạt cải trong chế độ ăn của heo để thay thế hoàn toàn cho khô đậu tương. Trong khi, những nguồn nguyên liệu này sẵn có và an toàn hơn đối với heo con. Hơn nữa, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, bổ sung một lượng lớn chất xơ vào khẩu phần ăn của heo không có tác động tiêu cực đến tăng trưởng và tiêu hóa của chúng mà còn chất xơ còn tăng khả năng tiêu hóa và sức khỏe đường ruột của vật nuôi.