Phòng và điều trị bệnh hô hấp phức hợp trên heo

(Người Chăn Nuôi) – Bệnh hô hấp phức hợp trên heo hay còn gọi tắt là PRDC gây ra những thiệt hại lớn cho người chăn nuôi. Kiểm soát và chẩn đoán sớm cũng như xác định được chính xác bệnh, góp vai trò quan trọng trong việc quản lý và kiểm soát bệnh.

Tác nhân

PRDC (Porcine Respiratory Disease Complex) không phải là bệnh mới, bệnh thường xảy ra do sự kết hợp của nhiều mầm bệnh trên đường hô hấp trong cùng một thời điểm, gồm các mầm bệnh khởi phát như bệnh do Mycoplasma hyopneumoniae, virus cúm, PRRS; Kéo theo đó tạo điều kiện cho các nguyên nhân thứ phát như vi khuẩn Bordetella bronchiseptica, Pasteurella multocida, Heamophilus pneumoniae, APP (Actinobacillus pleropneumoniae), Streptococcus suis, Salmonella cholerasuis gây bệnh.

 

Nguyên nhân

PRDC thường xảy ra trên heo sau cai sữa và nuôi thịt. Mầm bệnh có nhiều ở phổi, phủ tạng, dịch tiết đường hô hấp, dịch mũi của heo bệnh.  Heo bị mắc PRDC có thể do virus hoặc do vi khuẩn gây ra, hoặc có thể chỉ là các yếu tố môi trường, di truyền; hoặc cũng có thể là sự kết hợp của nhiều yếu tố. Chẳng hạn do  các loại vi khuẩn như: Mycoplasma hyopneumoniae (MH), Actinobacillus pleuropneumoniae (APP), Hemophilus parasuis, Pasterella multocida, Steptococcus suis, Salmonella cholerasuis gây nên. Virus có thể gặp như: PRRSv (Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản), Aujeczky virus (Giả dại – AD), Swine Influenza Virus (Cúm heo – SIV), Classic Swine Fever (Dịch tả heo – CSF), Circo virus. Yếu tố môi trường như mật độ dày, thay đổi nhiệt độ, thời tiết… cũng là yếu tố tác động đến bệnh.

Bệnh xảy ra do hội tụ đủ một số yếu tố không thuận lợi liên quan đến môi trường và quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng đàn… Trại nào càng khống chế tốt các yếu tố trên, bệnh càng ít xảy ra, mức độ thiệt hại do bệnh gây ra càng thấp và hiệu quả phòng chống bệnh càng cao.

 

Triệu chứng

Bệnh có thời gian nung bệnh ngắn, từ 5 – 7 ngày và thường xảy ra ở thể cấp tính. Heo nhiễm bệnh thường có triệu chứng như sốt cao, yếu, bỏ ăn, ốm nhanh, ho, hắt hơi, dịch nhày chảy từ mũi ra, khó thở, há miệng để thở, có tư thế ngồi thở như chó ngồi, thở thể bụng.

Bệnh tích phổi ghi nhận phổi bị nhục hóa, xẹp, có nhiều đốm xuất huyết, cứng và có màu đỏ sẫm, đôi khi có mủ. Bên cạnh các, bệnh tích viêm phổi dính sườn, xoang bao tim tích nước, tràn dịch màng phổi và xoang bụng và viêm khớp cũng được ghi nhận. Heo từ 8 tuần tuổi trở đi, đặc biệt ở giai đoạn 8 – 10 tuần tuổi và 14 – 20 tuần tuổi là lứa tuổi dễ bị mắc bệnh.

 

Phòng bệnh

Việc kiểm soát bệnh chỉ thật sự có hiệu quả khi thực hiện đồng loạt các biện pháp tác động đến tất cả các nhóm yếu tố nguyên nhân gây ra bệnh. Ðiều quan trọng là cần phải đánh giá cho đúng tình trạng bệnh, nguyên nhân, tác nhân vi sinh vật gây bệnh… để áp dụng các biện pháp phòng bệnh thích hợp. Ðể có thể thực hiện được điều này, các trại nên tham vấn ý kiến của các chuyên gia, bác sỹ thú y.

 Giải pháp tiêm phòng thật sự quan trọng và hữu ích đối với các trại có vấn đề nghiêm trọng về bệnh vì sẽ làm giảm được áp lực vi sinh vật gây bệnh theo thời gian, tuy nhiên giải pháp này chỉ có hiệu quả nếu công tác quản lý trại cũng được cải thiện. Những vaccine chủ yếu cần phải tiêm phòng đối với các trại có nguy cơ cao đó là PRRS, PCV2, Mycoplasma, Pasteurella… Nhằm nâng cao hiệu quả công tác tiêm phòng, tốt nhất các trại nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia, bác sỹ thú y dựa theo tình hình dịch bệnh của từng trại.

Công tác quản lý nói chung, bao gồm quản lý môi trường, đàn heo, dinh dưỡng, miễn dịch đàn… được xem là yếu tố quyết định đến thành công của chiến lược kiểm soát bệnh. Nếu không chú ý cải thiện công tác quản lý ở trại thì việc phòng chống bệnh bằng kháng sinh, kể cả bằng vaccine sẽ chỉ có hiệu quả thấp. Ðể công tác quản lý trại nói chung đạt kết quả tốt, trại cần chú ý đến một số khía cạnh quản lý như sau: mật độ nuôi, quy mô đàn, môi trường (vệ sinh tiêu độc, nhiệt độ, ẩm độ, nồng độ khí NH3, bụi, thông thoáng…), dinh dưỡng, quy trình chăn nuôi, chọn giống, thay thế đàn nái hợp lý, hạn chế nguồn nhập heo…

 

Ðiều trị

Việc điều trị bệnh chỉ là biện pháp tình thế, can thiệp trên phần ngọn (làm giảm thiệt hại sau khi bệnh đã xảy ra) nhưng không giải quyết được phần gốc (những nguyên nhân dẫn đến bệnh). Liệu pháp điều trị cơ bản là sử dụng kháng sinh tác động trên đường hô hấp: LEXIN 750; PHERAMIN; MARBOCIN 200; DOXY-FLO… kết hợp với VITAMIN C 10%; SOBITOL COMPLEX giúp heo giảm stress, tăng cường biến dưỡng, tính thèm ăn… giúp heo chống bệnh tốt hơn và mau phục hồi.

>> PRDC làm cho heo giảm năng suất, giảm tăng trọng, dẫn đến giảm hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi, thiệt hại về kinh tế không chỉ về chi phí điều trị mà còn tăng trọng, FCR, sức khỏe của đàn heo mới là những chi phí thiệt hại ngầm nặng nề hơn cả.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *