Một số câu hỏi liên quan đến bệnh tiêu chảy PED trên heo

Thuốc sát trùng nào có thể diệt virus PEDV? Làm thế nào để biết rằng chuồng trại của bạn đã được sát trùng sạch sẽ?

 
Đáp: Ban đầu, người ta nghi ngờ virus PED xâm nhập vào nước Mỹ là do từ các sản phẩm vitamin có nguồn gốc từ châu Á. Tuy nhiên, do tốc độ lây lan quá nhanh trên diện rộng tại Mỹ, sự nghi ngờ chuyển dần sang các loại bột thịt hay các loại protein động vật nói chung. Tuy nhiên, về mặt khoa học, chưa có công trình nào có thể kết luận một cách thuyết phục rằng vitamin hay sản phẩm protein động vật là nguồn lây nhiễm virus PED.
 
Phòng bệnh tiêu chảy trên heo
 
2. Hỏi: Nhà sản xuất thức ăn gia súc nên làm gì để đảm bảo sản phẩm của mình là an toàn về dịch bệnh?
 
Đáp: Trong công cuộc khống chế và tiêu diệt bệnh dịch tiêu chảy trên heo (PED), các nhà máy thức ăn gia súc có uy tín cần thu mua nguyên liệu từ những nhà cung cấp có uy tín nhằm bảo đảm chất lượng và độ an toàn sinh học của sản phẩm. Cần theo dõi và làm việc chặt chẽ với nhà cung cấp để nắm rõ nguồn gốc của hàng hóa mình đang mua bán. Đồng thời cũng cần biết hàng nguyên liệu mình mua đã được sản xuất, bảo quản, vận chuyển như thế nào nhằm nắm bắt kịp thời các yếu tố có ảnh hưởng đến độ an toàn về sinh học của sản phẩm. Tất cả các loại sản phẩm chứa protein động vật phải được xử lý ở nhiệt độ có khả năng bất hoạt virus PED và những virus gây bệnh khác trên heo. Các sản phẩm có nguồn gốc từ ngô cần được bảo quản trong các thùng chứa kín, chim trời và loài gặm nhấm không thể tiếp cận được. Nếu tốt hơn nữa, hãy chỉ mua ngô từ những người trồng không nuôi heo và không sử dụng phân heo để bón cho ruộng bắp.
 
3. Hỏi: Thuốc sát trùng nào có thể diệt virus PEDV? Làm thế nào để biết rằng chuồng trại của bạn đã được sát trùng sạch sẽ?
 
Đáp: Virus PED bị bất hoạt bởi nhiều loại chất sát trùng có tính diệt virus khác nhau, bao gồm: phenol, hydro peroxid, thuốc sát trùng chứa clo, sút 2% (NaOH 2%), formalin 1%, natri carbonat (4% nước, 10% tinh thể, 0.1% chất tẩy rửa), các chất tẩy rửa ion hóa và không ion hóa, iodophor 1% trong axit phosphoric. Tuy vậy, cần lưu ý rằng không có chất trùng nào tỏ ra hiệu quả nếu chuồng trại không được vệ sinh tẩy rửa trước khi phun thuốc sát trùng.
 
Bụi bẩn, rác thải, phân có tác dụng làm bất hoạt các chất sát trùng, ngoài ra, các chất bẩn này cũng che phủ, bảo vệ virus, vi trùng khiến cho chất sát trùng không tiếp cận chúng được. Vì vậy mà việc phun thuốc sát trùng đòi hỏi phải được thực hiện sau khi đã rửa sạch chuồng trại nuôi heo bằng nước hoặc nước có pha chất tẩy rửa. Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy một bề mặt chuồng trại được gọi là đã được rửa sạch nếu sau khi rửa, dùng vải trắng quẹt trên bề mặt nền và thành chuồng mà miếng vải vẫn còn trắng. Rất nhiều khi nhìn bằng mắt thường thì thấy là đã sạch nhưng khi quẹt bằng miếng vải thì mới phát hiện ra rằng còn rất nhiều bụi bẩn. Bên cạnh việc giúp tăng cường hiệu quả diệt khuẩn của chất sát trùng, chất tẩy rửa còn có tính kìm khuẩn hoặc tiêu diệt virus, vì vậy, việc làm sạch bằng nước và chất tẩy rửa nên được đưa vào quy trình vệ sinh sát trùng như là một bước bắt buộc phải làm. Tuy vậy, chất tẩy rửa không thể thay thế hoàn toàn chất sát trùng, chất tẩy rửa chỉ giúp tăng cường hiệu quả diệt khuẩn của chất sát trùng. Bên cạnh đó, việc để khô chuồng sau khi tẩy rửa cũng rất quan trọng trong quy trình sát trùng chuồng trại. Thời gian khô chuồng sẽ giúp bất hoạt vi sinh vật gây bệnh, đồng thời giúp cho chất sát trùng không bị pha loãng sau đó. Sau khi phun chất sát trùng, nếu có thể nên để trống chuồng khoảng 1-2 tuần tùy theo điều kiện cho phép. Việc làm trống chuồng sẽ giúp cắt đứt chu kỳ sinh sản của vi sinh vật gây bệnh, bao gồm cả các ký sinh trùng.
 
Đối với xe vận chuyển, việc sát trùng là chưa hoàn hảo nếu việc sát trùng diễn ra ngay tại trại. Xe vận chuyển cần được sát trùng ở một vị trí biệt lập khỏi khu vực trại. Muốn biết xe tải đã được sát trùng tốt hay không, nên kiểm tra miếng đệm dưới chân tài xế. If miếng đệm chân sạch, có lẽ là xe đã được rửa sạch và sát trùng tốt vì nó thể hiện nhận thức của người tài xế đối với việc vệ sinh sát trùng. Nếu miếng đệm chân dơ dáy, thì bạn đừng tin rằng xe đã sát trùng sạch sẽ, vì ngay cả khi xe đã được sát trùng sạch thì với giày dép dơ dáy, còn dính phân thì trước sau gì người tài xế này cũng truyền lây tác nhân gây bệnh từ nơi này sang nơi khác, từ trại này sang trại khác.
 
Trong thực tế, rất khó để kiểm soát và tạo sự rạch ròi về vùng hoạt động của các nhân viên trong trang trại. Tuy vậy, cần nỗ lực để thiết lập nguyên tắc hoạt động của từng nhân viên và từng khu nhà nuôi. Ví dụ, cần đặt rõ quy định người tài xế xe tải thì không bước vào khu vực chăn nuôi, ngay cả đường dẫn thú ra trước khi chuyển thú lên xe tải. Ngược lại, người nhân viên trong trại thì không bước lên, không cầm nắm hay đụng vào xe tải. Tương tự như vậy, nhân viên của từng khu trại cũng không đi vào khu vực của nhau nhằm ngăn chặn sự lay lan của vi sinh vật từ nơi ngày sang nơi khác. Khi có việc bắt buộc phải phá vỡ quy luật này, thì cần phải dùng đồ bảo hộ dạng sử dụng một lần hoặc đồ bảo hộ của khu trại. Như vậy, người quản lý cần đưa ra ranh giới rõ ràng cho từng nhân viên. Đồng thời, cần kiên trì nhắc nhở, giáo dục, đôn đốc để người nhân viên có nhận thức rõ ràng về ranh giới của mình và tuân thủ đúng nguyên tắc đã đặt ra.
 
Theo channuoi.com.vn
 
 
 
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *