Cai sữa thành công đòi hỏi phải có một sự kết hợp của cả hai yếu tố là ‘độ tuổi tối thiểu’ và ‘trọng lượng tại thời điểm cai sữa’ cho phù hợp với hệ thống cai sữa.
1. Tuổi và trọng lượng của heo lúc cai sữa:
Cai sữa thành công đòi hỏi phải có một sự kết hợp của cả hai yếu tố là ‘độ tuổi tối thiểu’ và ‘trọng lượng tại thời điểm cai sữa’ cho phù hợp với hệ thống cai sữa. Lứa tuổi cai sữa thường nằm trong khoảng từ 14 đến 28 ngày, nhưng đa số các trang trại nuôi lợn chuyên nghiệp cai sữa trung bình ở 21 đến 26 ngày tuổi. Khi giảm tuổi cai sữa, điều quan trọng nhất là phải đánh giá những tác động tiềm năng có thể có, không chỉ dựa trên lợn con mà còn dựa trên những thông số của lợn nái. Những ảnh hưởng chính của việc cai sữa sớm:
– Càng ít ngày tuổi thì cảm giác ngon miệng của heo lúc cai sữa càng giảm
– Giảm lượng thức ăn ăn vào sẽ giảm tăng trọng ngày
– Càng ít ngày tuổi thì càng khó thích nghi và khả năng tiêu hóa thức ăn rắn càng kém nên heo con yêu cầu thức ăn chất lượng cao, dễ tiêu
– Cai sữa sớm cũng có nghĩa là quay vòng nái nhanh nên sẽ đòi hỏi nhiều chuồng trại cho nhóm heo sau cai sữa. Bên cạnh đó, nó cũng đòi hỏi dùng nhiều đèn nhiệt hơn cho việc sưởi ấm cũng như nhiều nhân lực và dụng cụ cần thiết khác. Điều này làm cho chi phí cao hơn bên cạnh chi phí thức ăn tập ăn cao hơn.
– Các heo con dễ bị bệnh đường ruột hơn nên thường có sự gia tăng tỷ lệ tử vong sau cai sữa.
– Một chu kỳ nuôi lợn con ngắn hơn có thể làm giảm tỷ lệ thụ thai và kích thước ổ đẻ tiếp theo (trung bình giảm 1 ngày cai sữa sẽ làm giảm 0.1 heo con ở lứa tiếp theo). Do đó, lên giống lại sau phối và thải dịch âm hộ cũng tăng trong đàn.
– Sức khỏe lợn con có thể tốt hơn nếu heo con được chuyển đến trang trại biệt lập khác để cai sữa
Câu hỏi đặt ra là "Làm thế nào để bạn xác định độ tuổi tốt nhất để cai sữa trên nông trại của bạn"? Tuổi cai sữa tốt nhất là độ tuổi mà 2 tuần sau cai sữa heo con đạt được trọng lượng cao nhất và khỏe mạnh nhất (Bảng 1). Điều này phụ thuộc vào các yếu tố sau:
+ Số lượng chuồng chờ đẻ thực có của trại
+ Khả năng cho sữa của lợn nái, giống và hiệu quả sinh sản
+ Kích thước lứa đẻ (số con/lứa)
+ Một trọng lượng heo con tốt cho tuổi cai sữa
+ Sức khỏe của lợn con lúc cai sữa
+ Chất lượng và khả năng tiêu hóa của thức ăn tập ăn
+ Chọn tuổi cai sữa không làm suy giảm khả năng sinh sản của lợn nái.
2. Lượng ăn vào sau khi cai sữa:
Mức tối ưu của lượng thức ăn ăn vào sau cai sữa sẽ tối đa hóa tăng trọng hàng ngày và hiệu quả chuyển hoá thức ăn nuôi lợn và giảm chi phí cho mỗi kg tăng trọng cũng như nhu cầu năng lượng. Heo con nặng hơn lúc cai sữa thì sẽ tăng trưởng và chuyển đổi thức ăn hiệu quả hơn trong thời gian bốn tuần tiếp theo và kết quả là nó đạt đến trọng lượng giết mổ nhanh hơn.