Hỏi đáp: Biện pháp phòng chống bệnh khi bị chó dại cắn

Vừa qua, một số địa phương có nhiều người bị chó dại cắn, nguy hiểm đến tính mạng, xin cho biết bệnh dại ở chó, mèo và các biện pháp phòng chống bệnh nguy hiểm này như thế nào?

Trả lời:

Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm. Bệnh do virus hướng thần kinh gây ra.

lam gi khi bi cho dai can

Triệu chứng:

Đối với chó, thường có hai thể:

– Thể điên cuồng: Chó dại lên cơn dữ dội, hàm trễ, mắt đỏ ngầu, chảy dãi, xùi bọt mép trắng như xà phòng, đi như điên lao vào mọi người kể cả chủ cắn xé. Chó sợ gió, sợ nước, bỏ nhà đi, ăn lung tung, có khi nuốt cả vật lạ, chó gầy nhanh rồi chuyển sang bại liệt và chết.
– Thể bại liệt:  Chó thể hiện các trạng thái bất thường: Buồn bã, ngơ ngác, bồn chồn, ăn ít hay bỏ ăn. Sau đó chui vào xó tối nằm lì – gọi là thể dại “câm” hay thể dại “im lặng”. Vài ngày sau đó chó bị liệt chân, liệt hàm (hàm trễ), lưỡi thè ra, nước dãi chảy tự do và không cắn được, chó gầy sút nhanh, nằm một chỗ rồi chết.

Phòng bệnh:

Người dân nuôi chó, mèo phải khai báo với cơ quan chức năng ở địa phương để quản lý chó, mèo nuôi. Xích hoặc nhốt chó trong chuồng nuôi, không được thả rông để tránh chó cắn người. Khi dắt chó ra nơi công cộng phải có dây xích, rọ mõm và có người dắt.
Vệ sinh sạch sẽ chuồng nuôi nhốt chó, mèo; thực hiện tiêm phòng bệnh dại theo quy định 1 lần/năm. Sau khi tiêm phòng cần chăm sóc, nuôi dưỡng tốt cho chó, mèo được tiêm.
Trường hợp nếu người bị chó, mèo cắn, cần phải đưa người đến cơ quan y tế dự phòng để kiểm tra và tiêm phòng kịp thời, đồng thời nhốt chó, mèo lại (chó biết rõ nguồn gốc) để theo dõi 7 – 15 ngày, không được giết chết để theo dõi triệu chứng biểu hiện.

Chống dịch:

– Khi phát hiện chó, mèo có những biểu hiện bất thường như bỏ ăn hoặc ăn ít, sốt cao, phải nhốt cách ly để theo dõi, báo ngay với nhân viên thú y xã, chính quyền địa phương, Trạm Thú y để xác minh và áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch kịp thời.
– Không vận chuyển, giết mổ chó, mèo và các động vật nghi nhiễm dại trong vùng có dịch. Giám sát chặt chẽ bệnh dại trên đàn chó, mèo.
– Tiêu huỷ xác chó, mèo hoặc súc vật nghi chết vì bệnh dại, tiêu độc môi trường chăn nuôi.

 

ThS. Nguyễn Ngọc Đức

Email: nguyenngocduc688@gmail.com ĐT: 0916 695688

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *