(Người Chăn Nuôi) – Sự gián đoạn nhập khẩu TĂCN trong thời gian cách ly và ảnh hưởng sau giai đoạn này đòi hỏi cần phải xây dựng cơ chế, chính sách mới phù hợp để hỗ trợ, giúp kết nối lại quá trình nhập khẩu, giữ ổn định tình hình sản xuất TĂCN trong thời gian tới.
Bối cảnh
Trong 5 tháng đầu năm 2020, ảnh hướng của dịch COVID-19 đã biểu hiện rõ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, trong đó bao gồm cả các doanh nghiệp nhập khẩu TĂCN. Trước đó, ngành TĂCN tại Việt Nam vẫn còn tồn tại không ít những bất cập, như: giá thành và giá bán TĂCN cao làm tăng giá thành và giảm sức cạnh tranh của sản phẩm chăn nuôi; hiệu quả sử dụng TĂCN chưa cao, gây lãng phí nguyên liệu và ô nhiễm môi trường. Tỷ trọng nguyên liệu nhập khẩu cao làm giảm giá trị gia tăng của ngành công nghiệp chế biến TĂCN. Sự cách ly xã hội làm gián đoạn chuỗi cung ứng, thiếu nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất TĂCN, doanh nghiệp không nhập khẩu được nguyên liệu từ nước ngoài, đồng thời khó tìm thị trường đầu ra cho sản phẩm.
Để thực hiện mục tiêu kép vừa phòng, chống dịch COVID-19 vừa bảo đảm phát triển kinh tế – xã hội của cả nước thì việc duy trì đà tăng trưởng nông nghiệp nói chung, chăn nuôi nói riêng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Để làm được việc này, trước hết cần có lời giải cho “bài toán” TĂCN vì đây là một mấu chốt đầu vào trong phát triển đàn vật nuôi. Trước những khó khăn của doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh TĂCN chịu thiệt hại do dịch COVID-19, một loạt các chính sách hỗ trợ đã được gấp rút xây dựng và đang trong quá trình hoàn thiện, ban hành nhằm kịp thời giải quyết những vấn đề cấp bách nhất trong quy trình, thủ tục nhập khẩu TĂCN.
4 đề xuất hỗ trợ
Luật Chăn nuôi ban hành 19/11/2018 đã quy định nhiều chính sách pháp luật thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp TĂCN. Chính sách này sẽ tạo động lực cho các doanh nghiệp đầu tư, nghiên cứu, sản xuất nguồn nguyên liệu TĂCN trong nước.
Bên cạnh các chính sách đã ban hành, thì mới đây để hỗ trợ doanh nghiệp sau COVID-19, một số văn bản mới được ban hành như Công văn 76/CN-TĂCN 2020 về việc kiểm tra TĂCN nhập khẩu, Công văn 160/CN-TĂCN 2020 về cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do, văn bản tương đương của TĂCN nhập khẩu góp phần nâng cao và kiểm soát quá trình nhập khẩu TĂCN chặt chẽ và ổn định hơn. Trong bối cảnh mới điều cần thiết là phải xây dựng khung chính sách mới phù hợp và hỗ trợ đắc lực cho quá trình phục hồi, tái thiết kinh tế. Nhà nước cần khuyến khích mọi thành phần kinh tế các thành phần kinh tế tham gia sản xuất chăn nuôi. Các doanh nghiệp cần ưu tiên áp dụng công nghệ cao trong sản xuất, phát triển, khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn nguyên liệu TĂCN trong nước.
Đối với các hoạt động về nhập khẩu TĂCN, đề xuất một số giải pháp như:
– Tổ chức đánh giá lượng TĂCN còn tồn kho, dự trữ để xác định nhu cầu và khả năng cung cấp cho sản xuất.
– Đề nghị Chính phủ đưa mặt hàng thức ăn chăn nuôi vào danh mục nhóm mặt hàng cần bình ổn giá, từ đó quy định giá trần từng thời kỳ. Đề nghị Chính phủ cho phép giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu, mặt khác, vẫn giữ nguyên mức thuế nhập khẩu TĂCN thành phẩm là 0%.
– Kiến nghị các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp được vay vốn để nhập khẩu nguyên liệu TĂCN.
– Kiến nghị Quy định mới về kiểm tra chất lượng TĂCN nhập khẩu