Hệ thống lương thực toàn cầu bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến ở Ucraina, làm gia tăng khủng hoảng nhân đạo và an ninh do sự xâm lược của Nga. Ucraina và Nga là những nhà sản xuất ngũ cốc và phân bón lớn trên thế giới, nhưng xuất khẩu có nguy cơ bị gián đoạn.
Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng, các nhà hoạch định chính sách nông nghiệp không nên quyết định từ bỏ các phương thức canh tác bền vững chỉ để tăng sản lượng ngũ cốc.
Các nhà khoa học đã đề xuất ba biện pháp chính để đối phó với các cú sốc. Theo đó, thay vì chỉ tập trung vào phía cung, ví dụ: thức ăn chăn nuôi đang thay đổi nhu cầu, có thể dẫn đến cả một hệ thống lương thực toàn cầu bền vững hơn và linh hoạt hơn.
Tác giả nghiên cứu cho biết: “Tình trạng mất an ninh lương thực toàn cầu không phải do thiếu hụt nguồn cung cấp lương thực. Đó là hệ quả của sự phân phối không đồng đều. Chúng ta có thừa đủ lương thực để cung cấp cho thế giới, ngay cả khi có cuộc chiến này. Tuy nhiên, ngũ cốc đang được mang ra cho động vật ăn, dùng làm nhiên liệu sinh học, hoặc bị thất thoát lãng phí thay vì đưa cho người đói ăn ”.
“Việc rút lại các quy định về môi trường để tăng quy mô sản xuất lương thực sẽ không giải quyết được khủng hoảng. Thậm chí còn đưa chúng ta đi xa hơn nữa khỏi một hệ thống thực phẩm đáng tin cậy có khả năng chống chọi với những cú sốc trong tương lai và cung cấp chế độ ăn uống lành mạnh và bền vững”, tác giả nghiên cứu nhấn mạnh.
Trong một tuyên bố được ký bởi hơn 250 chuyên gia từ các quốc gia, các nhà khoa học đề xuất 3 đòn bẩy để đối phó với những cú sốc ngắn hạn đồng thời đảm bảo sức khỏe con người và phát triển bền vững lâu dài:
1. Đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang chế độ ăn lành mạnh hơn với ít sản phẩm từ động vật hơn ở Châu Âu và các nước có thu nhập cao khác, điều này sẽ làm giảm lượng ngũ cốc cho ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi;
2. Tăng cường sản xuất các loại đậu và thực hành nông nghiệp xanh hơn nữa các chính sách nông nghiệp của EU, cũng để giảm sự phụ thuộc vào phân đạm hoặc khí đốt tự nhiên từ Nga;
3. Giảm lãng phí thực phẩm, ví dụ như lượng lúa mì bị lãng phí chỉ riêng ở EU gần tương đương với một nửa sản lượng lúa mì xuất khẩu của Ucraina.
Cũng theo tuyên bố này, các hành động ngắn hạn của Chính phủ các nước châu Âu nên bao gồm cung cấp vốn cho Chương trình Lương thực Thế giới để mua ngũ cốc và giữ cho thương mại mở, bao gồm cả thương mại thực phẩm đến và đi từ Nga. Hệ thống an sinh xã hội và ngân hàng lương thực cần được tăng cường trên toàn EU để tránh những tác động bất lợi của tăng giá lương thực đối với các hộ gia đình nghèo./.
MH (Theo EurekAlert)