Người Chăn Nuôi số 52

Xuất bản tháng 6/2019.

Thưa quý vị bạn đọc! 

Đã gần qua nửa năm, thời gian để hoàn thành các mục tiêu trong năm 2019 không còn nhiều, thế nhưng, ngành chăn nuôi vẫn đang vật lộn với dịch bệnh và chưa biết thời điểm nào kết thúc. Đặc biệt, chăn nuôi heo đang gồng mình chống đỡ để tránh tình trạng sụp đổ.

Nếu các năm trước, bệnh cúm trên gia cầm, lở mồm long móng hay heo tai xanh trên trâu, bò, heo mới chỉ khiến ngành chăn nuôi lo lắng thì giờ đây, dịch tả heo châu Phi (ASF) đã bắt buộc “cả hệ thống chính trị vào cuộc” và Thủ tướng Chính phủ tuyên bố “chống như chống giặc”, đủ thấy mức độ nguy hiểm của dịch bệnh này.

ASF không lây lan sang người hay động vật khác, thế nhưng, lại cực kỳ nguy hiểm đối với đàn heo, kể cả heo nuôi hay heo rừng với mức thiệt hại 100%. Hiện nay, cả Chính phủ, các tỉnh, thành đều đứng ngồi không yên vì tốc độ lây lan khủng khiếp của dịch bệnh, chỉ từ tháng 2 đến nay, dịch bệnh này đã lan sang đến gần 50 tỉnh/thành, số lượng heo tiêu hủy ngày một lớn, hiện gần như bao phủ từ Bắc đến Nam. Tuy nhiên, điều đáng nói, dịch ASF mới chỉ “oanh tạc” tại các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ hay các gia trại, chưa thể xâm nhập được các trang trại nuôi lớn của các doanh nghiệp. Đây là tín hiệu đáng mừng, bởi nếu các trang trại này an toàn sẽ đảm bảo cho ngành chăn nuôi heo đứng vững. Hơn nữa, kinh nghiệm từ các đơn vị này cũng sẽ rất hữu ích để ngành heo tái đàn khi dịch bệnh qua đi, thiết lập lại ngành chăn nuôi heo.

ASF khi xâm nhập vào chỉ có chống chứ không diệt được, thế nhưng, cách thức để chăn nuôi heo an toàn thì chúng ta phải học hỏi, nhất là từ kinh nghiệm của các nước đã trải qua.  Tổ chức Lương thực và Thực phẩm Liên hợp quốc (FAO) cho rằng, phòng vệ sinh học là giải pháp gần như duy nhất và hiệu quả. Còn nước Nga thì không theo xu hướng giảm đàn mà lại tăng đàn, đồng thời kiểm soát chặt việc lưu thông sản phẩm. Đan Mạch lại đối phó bằng việc xây dựng hàng rào dài 70 km, cao 1,5 m dọc biên giới để ngăn không cho heo hoang xâm nhập và lây lan dịch…

Để nắm rõ hơn diễn biến dịch bệnh, biện pháp của Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế, mời quý vị đón đọc trên ấn phẩm Người Chăn nuôi phát hành tháng 6/2019. Tại đây, chúng tôi còn đăng tải nhiều bài khoa học kỹ thuật về phòng chống dịch bệnh cho heo hay các vật nuôi khác, những mô hình hay trên thế giới, những món ngon, những câu chuyện cười thú vị…

Mời các bạn đón đọc.

Để đặt mua báo. Xin liên hệ: 

Phát hành – đặt mua các ấn phẩm:

Bảo Ngọc: 098 999 1977 / Thu Trang: 0974 916 886

Vũ Na: 0978 233 492 / Ngọc Ánh: 0963 555 554/ Nguyệt Nga: 098 453 99 88

Email: phqcnguoichannuoi@gmail.com

hoặc quý độc giả có thể điền thông tin vào form thông tin kế bên, chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất với bạn.

Trân trọng!        

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *