Ba đề tài khoa học công nghệ thuộc lĩnh vực chăn nuôi – thú y được phê duyệt

(Người Chăn Nuôi) – Bộ NN&PTNT vừa phê duyệt danh mục các nhiệm vụ khoa học và công nghệ thực hiện từ năm 2025 thuộc Đề án phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp đến năm 2030, trong đó lĩnh vực chăn nuôi – thú y có 3 đề tài dự kiến sẽ được thực hiện từ năm 2025 – 2027. 

Cụ thể, các đề tài thuộc lĩnh vực chăn nuôi – thú y bao gồm: Nghiên cứu quy trình công nghệ túi ngoại bào EVextracellular vesicles để sản xuất vaccine phòng bệnh dịch tả heo cổ điển do Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam chủ trì. Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu được quy trình công nghệ túi ngoại bào EVextracellular vesicles để sản xuất vaccine phòng bệnh dịch tả heo cổ điển.

Trong đó, yêu cầu đối với kết quả của đề tài là có 2 cấu trúc chuyển gen vào tế bào miễn dịch mang kháng nguyên có khả năng gây đáp ứng miễn dịch của virus gây bệnh dịch tả heo cổ điển. Dòng tế bào miễn dịch mang gen mã hóa kháng nguyên có khả năng gây đáp ứng miễn dịch của virus gây bệnh dịch tả heo cổ điển. Bên cạnh đó, 2.000 liều vaccine phòng bệnh dịch tả heo cổ điển dạng EV được cơ quan có thẩm quyền đánh giá đạt yêu cầu với độ an toàn 100%; tỷ lệ bảo hộ trên 80%. Đồng thời, quy trình tạo cấu trúc chuyển gen vào tế bào miễn dịch mang kháng nguyên có khả năng gây đáp ứng miễn dịch của virus gây bệnh dịch tả heo cổ điển. Quy trình công nghệ túi ngoại bào EV- extracellular vesicles để sản xuất vaccine phòng bệnh dịch tả heo cổ điển.

Đề tài Nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất vaccine đa giá phòng bệnh viêm phổi dính sườn trên heo do A.pleuropneum oniae có bổ sung protein tái tổ hợp ApfA do Phân viện Thú y miền Trung, Viện Thú y chủ trì. Đề tài này đặt mục tiêu sản xuất được vaccine đa giá phòng bệnh viêm phổi dính sườn trên heo do A. pleuropneumoniae có bổ sung protein tái tổ hợp ApfA.

đề tài khoa học công nghệ

Đẩy mạnh nghiên cứu các dòng vaccine tiêm trên đàn heo sẽ góp phần quan trọng phòng, chống dịch bệnh. Ảnh: ST

Trong đó, yêu cầu đối với kết quả là có chủng vi khuẩn A. pleuropneumoniae tuýp 2, 5 được cơ quan có thẩm quyền đánh giá. 1.000 mg Protein tái tổ hợp ApfA có trọng lượng phân tử khoảng 14 kDa; đạt các chỉ tiêu vô trùng, an toàn và miễn dịch để phối trộn với vaccine. Đồng thời, 5.000 liều vaccine vô hoạt có bổ sung protein tái tổ hợp ApfA được cơ quan có thẩm quyền đánh giá đạt yêu cầu với độ an toàn 100%; tỷ lệ bảo hộ trên 75%. Trong quá trình thực hiện đề tài cần đảm bảo quy trình sản xuất protein tái tổ hợp ApfA, quy trình sản xuất vaccine đa giá phòng bệnh viêm phổi dính sườn trên heo do A. pleuropneumoniae có bổ sung protein tái tổ hợp ApfA; Quy trình kiểm nghiệm, bảo quản và sử dụng vaccine.

Đề tài Nghiên cứu ứng dụng công nghệ gen để chọn tạo một số dòng gà phân biệt giới tính từ 1 ngày tuổi thông qua tốc độ mọc lông, cánh do Phòng Thí nghiệm trọng điểm, Viện Chăn nuôi chủ trì. Mục tiêu khi thực hiện nhằm chọn tạo được dòng gà biểu hiện phân biệt giới tính từ một ngày tuổi thông qua tốc độ mọc lông cánh có độ chính xác cao. 

Yêu cầu với kết quả, đối với 2 dòng gà bố mẹ, tạo ra dòng trội mang kiểu gen KK và KO; dòng lặn mang kiểu gen kk và ko, với số lượng 400 mái sinh sản mỗi dòng có tỷ lệ phân biệt giới tính có độ chính xác trên 95% ở thế hệ con. Đảm bảo cơ sở dữ liệu về tần số kiểu gen K của các dòng giống gà nghiên cứu. Đồng thời, có quy trình chọn lọc tạo dòng gà biểu hiện giới tính bằng công nghệ gen (dòng mang kiểu gen lặn kk/k0 và dòng mang gen trội KK/K0). Quy trình chăn nuôi các dòng gà biểu hiện phân biệt giới tính mới tạo ra. Ngoài ra, cần có bài báo trong nước hoặc quốc tế về đề tài này. 

Minh Khuê

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *