8 xu hướng chăn nuôi gia cầm hiện đại

(Người Chăn Nuôi) – Ngành chăn nuôi gia cầm sẽ có nhiều thay đổi và trở thành xu hướng quan trọng trong tương lai gần, đặc biệt vào năm 2025, nhờ các động lực tiến bộ công nghệ, mục tiêu bền vững, sự thay đổi sở thích tiêu dùng và biến động kinh tế toàn cầu.

 1. Bền vững và thân thiện môi trường

Tiếp tục duy trì mục tiêu bền vững và thân thiện môi trường, ngành chăn nuôi gia cầm thế giới sẽ chú trọng các giải pháp giảm tác động lên môi trường; tìm kiếm thức ăn thay thế và sử dụng năng lượng hiệu quả. Trước mối lo ngại về biến đổi khí hậu, các trang trại chăn nuôi gia cầm buộc phải áp dụng các phương pháp bền vững hơn, như giảm phát thải carbon, tiết kiệm nước và quản lý chất thải hiệu quả. 

xu hướng chăn nuôi gia cầm

Công cuộc tìm kiếm các nguồn thức ăn thay thế bền vững (như protein côn trùng, tảo và phụ phẩm) sẽ được mở rộng, giúp giảm phụ thuộc vào đậu nành và ngô. Ngoài ra, các trang trại sẽ sử dụng nhiều năng lượng tái tạo hơn, như năng lượng mặt trời và áp dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng để giảm chi phí vận hành và dấu chân carbon.

2. Cải tiến công nghệ

Nói đến cải tiến công nghệ trong ngành chăn nuôi gia cầm năm 2025, tự động hóa, chăn nuôi chính xác và AI sẽ là 3 xu hướng chủ đạo. Các công nghệ tự động hóa như hệ thống cho ăn bằng robot, thu gom trứng và điều khiển khí hậu sẽ được áp dụng rộng rãi hơn. Những công nghệ này giúp nâng cao hiệu quả, giảm chi phí lao động và tăng năng suất. 

xu hướng chăn nuôi gia cầm

Trong lĩnh vực chăn nuôi chính xác, nhiều trại gia cầm trên thế giới có xu hướng ứng dụng các tiến bộ trong phân tích dữ liệu, cảm biến và Internet vạn vật (IoT) để giám sát sức khỏe, sự phát triển và điều kiện của đàn gia cầm chính xác hơn. Điều này có thể dẫn đến các can thiệp nhằm mục tiêu, cải thiện phúc lợi động vật và tối ưu hóa sử dụng thức ăn và nước uống. Sau cùng, AI sẽ được sử dụng trong phân tích dự đoán để ngăn ngừa dịch bệnh, tối ưu hóa lịch trình cho ăn và tối đa hóa năng suất tổng thể của trang trại.

3. Sức khỏe và phúc lợi động vật

Cải thiện phúc lợi động vật là xu hướng tất yếu trong ngành chăn nuôi toàn cầu, không chỉ riêng lĩnh vực gia cầm. Các trang trại sẽ chú trọng hơn đến phúc lợi của vật nuôi, do người tiêu dùng đang tăng cường nhu cầu tiêu thụ sản phẩm được sản xuất đạo đức. Điều này có thể thúc đẩy các mô hình chăn nuôi thả vườn, không lồng và hữu cơ.

xu hướng chăn nuôi gia cầm

Cạnh đó, ngành gia cầm thế giới tiếp tục nâng cao phòng ngừa dịch bệnh và an toàn sinh học trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp hơn, đặc biệt là dịch cúm gia cầm. Những tiến bộ trong di truyền học có thể giúp tạo ra giống gà kháng bệnh tốt hơn. Ngoài ra, xu hướng nuôi gia cầm không dùng kháng sinh sẽ tiếp tục, do nhu cầu của người tiêu dùng và áp lực từ các quy định.

4. Đa dạng sản phẩm thay thế

Tiếp tục duy trì mục tiêu bền vững và thân thiện môi trường, ngành chăn nuôi gia cầm thế giới sẽ chú trọng các giải pháp giảm tác động lên môi trường; tìm kiếm thức ăn thay thế và sử dụng năng lượng hiệu quả. Trước mối lo ngại về biến đổi khí hậu, các trang trại chăn nuôi gia cầm buộc phải áp dụng các phương pháp bền vững hơn, như giảm phát thải carbon, tiết kiệm nước và quản lý chất thải hiệu quả. 

xu hướng chăn nuôi gia cầm

Công cuộc tìm kiếm các nguồn thức ăn thay thế bền vững (như protein côn trùng, tảo và phụ phẩm) sẽ được mở rộng, giúp giảm phụ thuộc vào đậu nành và ngô. Ngoài ra, các trang trại sẽ sử dụng nhiều năng lượng tái tạo hơn, như năng lượng mặt trời và áp dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng để giảm chi phí vận hành và dấu chân carbon.

5. Mở rộng thị trường toàn cầu

Chăn nuôi gia cầm dự kiến sẽ tiếp tục phát triển ở các khu vực đang phát triển như châu Phi, châu Á và Mỹ Latinh, do nhu cầu tăng cao về nguồn protein giá rẻ. Xu hướng này kéo theo làn sóng đầu tư vào cơ sở hạ tầng, cải tiến phương pháp chăn nuôi và áp dụng công nghệ để đáp ứng nhu cầu mở rộng. 

Kết quả, hàng loạt chính sách thương mại cũng thay đổi theo. Cụ thể, người chăn nuôi gia cầm sẽ đối mặt với sự thay đổi về thuế quan và quy định, điều này có thể ảnh hưởng đến thương mại gia cầm toàn cầu. Điển hình, sự bùng phát dịch cúm gia cầm có thể dẫn đến các hạn chế xuất khẩu gia cầm từ các khu vực bị ảnh hưởng.

6. Thị hiếu tiêu dùng

Người tiêu dùng ngày càng quan tâm sức khỏe hơn và đòi hỏi các sản phẩm gia cầm cũng phải đáp ứng tiêu chí này. Do đó, các sản phẩm gia cầm sẽ chạy theo xu hướng ít chất béo, không chứa kháng sinh và giàu omega-3 hoặc các dưỡng chất có lợi cho sức khỏe. 

Ngoài ra, người tiêu dùng cũng tăng cường yêu cầu minh bạch về nguồn gốc, quy trình sản xuất và tác động môi trường của thực phẩm. Công nghệ blockchain có thể giúp đảm bảo tính truy xuất và minh bạch trong sản xuất gia cầm; do đó, sẽ trở thành xu hướng thịnh hành trong chăn nuôi gia cầm hiện đại.

7. Kinh doanh D2C

Trước tiên, các trại gia cầm sẽ có xu hướng cải tiến chuỗi lạnh, bởi những tiến bộ trong logistics chuỗi lạnh giúp bảo quản chất lượng sản phẩm gia cầm, đặc biệt tại các khu vực xa xôi hoặc đang phát triển, thúc đẩy phân phối toàn cầu hiệu quả hơn. 

Mô hình kinh doanh D2C sẽ “nở rộ”, trong đó nhà sản xuất cung cấp trực tiếp sản phẩm tới tay người tiêu dùng thông qua hệ thống cửa hàng hoặc kênh thương mại điện tử của họ mà không cần thông qua bất kỳ nhà phân phối hoặc đơn vị bán lẻ trung gian nào như các mô hình vật lý trước đây. Sự phát triển của thương mại điện tử và mua sắm trực tuyến thúc đẩy mô hình D2C, đảm bảo sản phẩm tươi ngon hơn.

8. Đô thị hóa

Xu hướng đô thị hóa và sản xuất thực phẩm tại chỗ có thể thúc đẩy sự phát triển của các trang trại gia cầm quy mô nhỏ trong thành phố, ứng dụng kỹ thuật chăn nuôi trong hệ thống cao tầng hoặc trong nhà để nuôi gia cầm trong không gian hạn chế với nguồn lực tối thiểu. Các trang trại nhỏ, tự duy trì sẽ ngày càng phát triển, đặc biệt tại khu vực đô thị và ven đô, giúp giảm phụ thuộc vào chuỗi cung ứng.

 Nhìn chung, ngành chăn nuôi gia cầm sẽ cân bằng giữa tiến bộ công nghệ, tính bền vững và đáp ứng nhu cầu ngày càng thay đổi của người tiêu dùng trong những năm tới. Những xu hướng này sẽ định hình ngành gia cầm năm 2025, mở ra cơ hội cho đổi mới và phát triển.

Đan Linh (Tổng hợp)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *