Tình hình chăn nuôi cả nước tháng 8/2021

Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, trong bối cảnh diễn biến phức tạp của dịch Covid 19, sản xuất chăn nuôi bị ảnh hưởng nặng, giá các sản phẩm chăn nuôi giảm, thức ăn chăn nuôi tăng đã ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập của người chăn nuôi.

Tình hình chung

Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, trong bối cảnh diễn biến phức tạp của dịch Covid 19, sản xuất chăn nuôi bị ảnh hưởng nặng, giá các sản phẩm chăn nuôi giảm, thức ăn chăn nuôi tăng đã ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập của người chăn nuôi.

Người chăn nuôi lợn đối mặt với những khó khăn khi giá thức ăn chăn nuôi tăng trong khi giá bán lợn hơi giảm. Do đó, việc tái đàn của người dân bị chững lại. Ước tính tổng số lợn tăng khoảng 4,5%, tổng số gia cầm tăng khoảng 4,2% so với cùng thời điểm năm 2020.

Giá trị xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi ước đạt 296 triệu USD, tăng 15,9%;

Tình hình chăn nuôi gặp khó khăn do chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid19, hàng loạt chợ đầu mối, chợ truyền thống đồng loạt tạm ngưng hoạt động để đảm bảo công tác phòng, chống dịch nên đa số các cơ sở chăn nuôi nhỏ lẻ gặp nhiều khó khăn về kênh tiêu thụ hoặc phải bán với giá rẻ hơn so với mặt bằng chung ngoài thị trường. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp, trang trại chăn nuôi theo chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ, cung cấp cho các kênh phân phối như siêu thị, hệ thống cửa hàng bán lẻ hiện đại thì vẫn đảm bảo tiêu thụ, giá bán được duy trì với mức ổn định. Bên cạnh đó, giá thức ăn chăn nuôi vẫn tăng trong khi giá bán sản phẩm không tăng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ thua lỗ dẫn đến tâm lý lo ngại, không mạnh dạn tái đàn.

Chăn nuôi trâu, bò:

Trong tháng, dịch viêm da nổi cục trên trâu, bò đang dần được kiểm soát nhưng nguy cơ tái phát vẫn còn cao. Theo số liệu ước tính của TCTK, tổng số trâu của cả nước tính đến thời điểm cuối tháng 8 giảm 3,8%; tổng số bò tăng 1,8% so với cùng thời điểm năm 2020.

Chăn nuôi lợn:

Do chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 tại khu vực miền Nam, hàng loạt chợ đầu mối, chợ truyền thống đồng loạt tạm ngưng hoạt động để đảm bảo công tác phòng, chống dịch nên đa số các cơ sở chăn nuôi nhỏ lẻ gặp nhiều khó khăn về kênh tiêu thụ hoặc phải bán với giá rẻ hơn so với mặt bằng chung ngoài thị trường. Bên cạnh đó, giá thức ăn chăn nuôi vẫn tăng trong khi giá bán sản phẩm không tăng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ thua lỗ dẫn đến tâm lý lo ngại, không mạnh dạn tái đàn. Theo số liệu ước tính của TCTK, tổng số lợn của cả nước tính đến thời điểm cuối tháng 8 tăng 4,5% so với cùng thời điểm năm 2020.

Chăn nuôi gia cầm:

Người chăn nuôi gia cầm cũng đang gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là ở khu vực miền Nam, khi chi phí sản xuất tăng, khâu lưu thông bị gián đoạn, nhu cầu thị trường giảm, lượng vật nuôi tồn đọng trong chuồng cao, tăng nguy cơ thua lỗ. Theo số liệu ước tính của TCTK, tổng số gia cầm của cả nước tính đến thời điểm cuối tháng 8 tăng 4,2% so với cùng thời điểm năm 2020. 1.2.2

Tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm

Theo báo cáo của Cục Thú y, tính đến ngày 20/8/2021, tình hình dịch bệnh động vật cụ thể như sau:

– Dịch Cúm gia cầm (CGC):

Trong tháng 8/2021, phát sinh 02 ổ dịch CGC A/H5N6 tại xã Viên Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An và xã Ea Na, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk; 02 ổ dịch CGC A/H5N8 tại xã Yên Bình, huyện Hữu Lũng và xã Đề Thám, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn. Tổng số gia cầm mắc bệnh chết và tiêu hủy là 7.675 con.

So với cùng kỳ năm 2020, số ổ dịch và diện dịch CGC là tương đương, số gia cầm tiêu hủy tăng gần 1.07 lần.

Hiện nay, cả nước có 02 ổ dịch CGC A/H5N8 tại tỉnh Lạng Sơn và 02 ổ dịch CGC A/H5N6 tại tỉnh Nghệ An và Đắk Lắk chưa qua 21 ngày. Số gia cầm bị tiêu hủy là 7.675 con.

– Dịch Lở mồm long móng (LMLM):

Trong tháng 8/2021, không phát sinh ổ dịch LMLM mới tại các địa phương.

So với cùng kỳ năm 2020, dịch bệnh LMLM đã được kiểm soát tốt hơn các ổ dịch chưa qua 21 ngày giảm 01 ổ dịch.

Hiện nay, cả nước có 04 ổ dịch LMLM tại 03 tỉnh Thái Nguyên, Nghệ An, và Hà Tĩnh chưa qua 21 ngày. Tổng số gia súc mắc bệnh là 398 con, số gia súc tiêu hủy là 25 con (các ổ dịch này phát sinh từ tháng 7).

– Dịch Tai xanh:

Trong tháng 8/2021, cả nước không phát sinh ổ dịch Tai xanh tại các địa phương.

So với cùng kỳ năm 2020, dịch bệnh Tai xanh trên lợn vẫn được kiểm soát tốt, không phát sinh ổ dịch mới tại các địa phương.

Hiện nay, cả nước không có dịch Tai xanh.

– Dịch Tả lợn châu Phi:

Trong tháng 8/2021, phát sinh 18 ổ dịch tại 15 huyện 09 tỉnh, thành phố: Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Điện Biên, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hà Tĩnh, Đắk Lắk và Đắk Nôngvà . Tổng số lợn tiêu hủy là 1.759 con.

So với cùng kỳ năm 2020, dịch bệnh DTLCP đã được kiểm soát tốt hơn với số xã có dịch giảm gần 3,5 lần, số lợn tiêu hủy giảm gần 1,7 lần.

Hiện nay, cả nước có 292 ổ dịch tại 111 huyện của 31 tỉnh, thành phố chưa qua 21 ngày. Tổng số lợn tiêu hủy là 20.889 con.

– Dịch Viêm da nổi cục (VDNC):

Trong tháng 8/2021, cả nước phát sinh 91 xã có dịch tại 40 huyện thuộc 18 tỉnh thành phố: Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đắk Lắk, Đắk Nông, Điện Biên, Đồng Nai, Đồng Tháp, Hà Giang, Hà Tĩnh, Khánh Hòa, Kon Tum, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Phú Yên, Sơn La, Tây Ninh, Thanh Hóa, Tuyên Quang. Tổng số trâu, bò mắc bệnh là 1.166 con, số trâu, bò tiêu hủy là 54 con.

Bệnh VDNC trên trâu, bò là bệnh mới phát hiện ở nước ta vào đầu tháng 10/2021. Số liệu so sánh với tháng 7/2021 cho thấy số xã có dịch giảm hơn 1,2 lần, số trâu bò mắc bệnh giảm gần 1,2 lần.

Hiện nay, cả nước có 1.484 ổ dịch tại 208 huyện của 33 tỉnh, thành phố chưa qua 21 ngày. Tổng số gia súc mắc bệnh là 106.773 con, số gia súc đã tiêu hủy là 9.384 con.

chăn nuôi tháng 8 - 2021

 

Thị trường chăn nuôi

Tại thị trường thế giới, giá lợn nạc giao tháng 1/2021 ở Chicago, Mỹ biến động giảm trong tháng qua với mức giảm 0,125 UScent/lb xuống mức 87,9 UScent/lb. Giá thịt lợn giảm do nhu cầu nhập khẩu thịt lợn của Trung Quốc suy yếu.

Tại thị trường trong nước, trong tháng 8/2021, giá lợn hơi biến động giảm do nguồn cung dồi dào và sức tiêu thụ thịt lợn bị giảm mạnh vì ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19.

Giá lợn hơi tại miền Bắc giảm tại nhiều địa phương với mức giảm 1.000 đồng/kg. Cụ thể, tỉnh Ninh Bình điều chỉnh giá thu mua xuống còn 54.000 đồng/kg, ngang bằng với Nam Định, Thái Nguyên, Phú Thọ,…Giá lợn hơi tại miền Bắc dao động trong khoảng 54.000 – 57.000 đồng/kg. Thị trường lợn hơi khu vực miền Trung, Tây Nguyên giảm 1.000 – 3.000 đồng/kg. Mức giao dịch cao nhất là 55.000 đồng/kg, được ghi nhận tại ba tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi và Ninh Thuận. Các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An và Hà Tĩnh thu mua với giá 54.000 đồng/kg. Các tỉnh, thành phố còn lại giao dịch ở mức 53.000 đồng/kg, thấp nhất khu vực.

Tại miền Nam, giá lợn hơi giảm 1.000 – 2.000 đồng/kg. Trong đó, giá lợn hơi Đồng Tháp ở ngưỡng 56.000 đồng/kg, cao nhất khu vực. Tỉnh An Giang thu mua lợn hơi với giá 55.000 đồng/kg. Bình Dương và Bà rịa – Vũng Tàu lợn hơi giao dịch ở mức 52.000 – 53.000 đồng/kg, giảm nhẹ 1.000 đồng/kg. Giá lợn hơi khu vực miền Nam dao động trong khoảng 52.000 – 56.000 đồng/kg.

Giá các sản phẩm gia cầm bán tại trại biến động giảm tại các vùng miền trong tháng qua. Giá gà thịt lông màu ngắn ngày miền Bắc, miền Trung và miền Nam giảm 6.000 – 7.000 đồng/kg xuống mức 22.000 – 23.000 đồng/kg.

Giá trứng gà miền Bắc và miền Trung giảm 100 – 500 đồng/quả xuống mức 1.700 – 2.200 đồng/quả.

Giá trứng gà miền Đông Nam Bộ và miền Tây Nam Bộ giảm 100 đ/quả, hiện ở mức 2.000 – 2.200 đồng/quả.

Giá các sản phẩm gia cầm giảm do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, việc vận chuyển, lưu thông tại các vùng giãn cách vẫn khó khăn nên nhiều thương lái hạn chế mua hàng khiến các trang trại khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm trong khi nhu cầu của người tiêu dùng ở mức thấp.

Giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi tháng 8 năm 2021 ước đạt 42 triệu USD (tăng 15,1% so với tháng 8/2020), đưa giá trị xuất khẩu chăn nuôi 8 tháng đầu năm 2021 ước đạt 296 triệu USD, tăng 15,9% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, xuất khẩu sữa và sản phẩm sữa ước đạt 76 triệu USD, tăng 20,2%; thịt và phụ phẩm dạng thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của động vật ước đạt 71 triệu USD, tăng 27,5%.

Ước giá trị nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi tháng 8 năm 2021 đạt 293,4 triệu USD (giảm 5,2% so với tháng 8/2020), đưa tổng giá trị nhập khẩu sản pẩm chăn nuôi 8 tháng đầu năm 2021 đạt 2,5 tỷ USD, tăng 6,6% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, giá trị nhập khẩu sữa và các sản phẩm sữa ước đạt 839,1 triệu USD, tăng 10,2%; giá trị nhập khẩu của thịt, phụ phẩm dạng thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của động vật ước đạt 1,1 tỷ USD, tăng 44,7%.

Tình hình xuất, nhập khẩu:

Xuất khẩu:

Giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi tháng 8 năm 2021 ước đạt 42 triệu USD (tăng 15,1% so với tháng 8/2020), đưa giá trị xuất khẩu chăn nuôi 8 tháng đầu năm 2021 ước đạt 296 triệu USD, tăng 15,9% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, xuất khẩu sữa và sản phẩm sữa ước đạt 76 triệu USD, tăng 20,2%; thịt và phụ phẩm dạng thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của động vật ước đạt 71 triệu USD, tăng 27,5%.

Nhập khẩu:

Sản phẩm chăn nuôi:

Ước giá trị nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi tháng 8 năm 2021 đạt 293,4 triệu USD (giảm 5,2% so với tháng 8/2020), đưa tổng giá trị nhập khẩu sản pẩm chăn nuôi 8 tháng đầu năm 2021 đạt 2,5 tỷ USD, tăng 6,6% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, giá trị nhập khẩu sữa và các sản phẩm sữa ước đạt 839,1 triệu USD, tăng 10,2%; giá trị nhập khẩu của thịt, phụ phẩm dạng thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của động vật ước đạt 1,1 tỷ USD, tăng 44,7%.

Thức ăn gia súc và nguyên liệu:

Ước giá trị nhập khẩu nhóm mặt hàng thức ăn gia súc và nguyên liệu tháng 8 năm 2021 đạt 530 triệu USD, đưa tổng giá trị nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu 8 tháng đầu năm 2021 đạt 3,5 tỷ USD, tăng 36,3% so với cùng kỳ năm 2020. Trong 7 tháng đầu năm 2021, Việt Nam nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu chủ yếu từ các thị trường: Áchentina (chiếm 35,2% thị phần), Hoa Kỳ (16,3%) và Braxin (11,7%). So với cùng kỳ năm 2020, giá trị nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu của Việt Nam từ 3 thị trường này đều tăng, mức tăng lần lượt là: 19,6%, 77,7% và 66,5%.

Đậu tương:

Ước khối lượng đậu tương nhập khẩu tháng 8 năm 2021 đạt 50 nghìn tấn với giá trị đạt 32,4 triệu USD (giảm 26% so với tháng 8/2020), đưa tổng khối lượng và giá trị nhập khẩu đậu tương 8 tháng đầu năm 2021 đạt 1,3 triệu tấn và 760 triệu USD, tăng 0,2% về khối lượng và tăng 43,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020. Hoa Kỳ, Braxin và Canada là 3 thị trường cung cấp đậu tương chính cho Việt Nam trong 7 tháng đầu năm 2021 với 98,3% thị phần. So với cùng kỳ năm 2020, giá trị nhập khẩu đậu tương từ Hoa Kỳ tăng 68,5%, Braxin (+35,9%) và Canada (+5,7%).

Lúa mì:

Ước tính khối lượng nhập khẩu lúa mì tháng 8 năm 2021 đạt 130 nghìn tấn với giá trị nhập khẩu đạt 39,2 triệu USD (tăng 164% so với tháng 8/2020), đưa tổng khối lượng và giá trị nhập khẩu lúa mì 8 tháng đầu năm 2021 đạt 2,9 triệu tấn và 813 triệu USD, tăng 65,7% về khối lượng và tăng 80,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020. Nguồn nhập khẩu lúa mì chính của Việt Nam trong 7 tháng đầu năm 2021 là từ các thị trường: Ôxtrâylia (chiếm tỷ trọng 77,6%), Braxin (7%) và Hoa Kỳ (5,9%). So với cùng kỳ năm 2020, giá trị nhập khẩu lúa mì của Việt Nam trong 7 tháng đầu năm 2021 từ Ôxtrâylia tăng 314,8%; trong khi đó giá trị nhập khẩu lúa mì từ Braxin giảm 6,9%, Hoa Kỳ giảm 16,3%.

Ngô:

Ước tính khối lượng ngô nhập khẩu tháng 8 năm 2021 đạt 280 nghìn tấn với giá trị đạt 85,5 triệu USD (giảm 65,7% so với tháng 8/2020), đưa tổng khối lượng và giá trị nhập khẩu ngô 8 tháng đầu năm 2021 đạt 6,7 triệu tấn và 1,9 tỷ USD, giảm 5,4% về khối lượng nhưng tăng 28,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020. Nguồn nhập khẩu ngô của Việt Nam trong 7 tháng đầu năm 2021 chủ yếu từ 3 thị trường: Achentina, Braxin và Ấn Độ, chiếm 83,1% thị phần. Giá trị nhập khẩu ngô 7 tháng đầu năm 2021 từ các thị trường này tăng lần lượt là: 2,1%, 109% và 500,6 lần.

Nguồn: channuoivietnam.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *