Tình hình chung
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản trong tháng 4/2025 diễn ra trong điều kiện thời tiết tương đối thuận lợi ở hầu hết các địa phương; sản lượng các sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và thủy sản chủ yếu thu hoạch trong kỳ tăng khá so với cùng kỳ năm trước.
Chăn nuôi lợn và gia cầm tiếp tục phát triển ổn định, dịch bệnh được kiểm soát. Ước tính đến cuối tháng 4/2025, đàn lợn của cả nước tăng 3% so với cùng kỳ năm trước, đàn gia cầm tăng 3,5%, trong khi tổng số trâu giảm 3,3%, đàn bò giảm 0,7%. Chăn nuôi lợn và gia cầm tiếp tục phát triển ổn định, dịch bệnh được kiểm soát. Chăn nuôi bò có xu hướng sản xuất quy mô lớn, ứng dụng công nghệ và liên kết doanh nghiệp; đàn trâu giảm do hiệu quả kinh tế không cao. Cụ thể:
– Chăn nuôi lợn: Theo Cục Thống kê, tính đến cuối tháng 4/2025, tổng đàn lợn của cả nước ước tăng 3% so với cùng kỳ năm trước nhờ vào công tác kiểm soát dịch tả lợn châu Phi hiệu quả, cùng với nhu cầu tiêu thụ tăng mạnh trong kỳ nghỉ lễ. Trong đó, một số địa phương có mức tăng mạnh như Bình Định tăng 9,5%; Nghệ An tăng gần 4%; Phú Thọ tăng 3,9%.
– Chăn nuôi gia cầm: Tính đến cuối tháng 4/2025, đàn gia cầm cả nước ước tăng 3,5% so với cùng kỳ năm trước, nhờ các trang trại, doanh nghiệp chăn nuôi gia cầm duy trì tốt sản xuất, chủ động mở rộng quy mô trước nhu cầu tiêu dùng tăng cao trong dịp lễ, cùng với công tác phòng, chống dịch bệnh được kiểm soát hiệu quả. Một số địa phương có số lượng gà tăng cao như Long An tăng 34,4%; Tiền Giang tăng 8%; Bình Dương tăng 7,8%.
– Chăn nuôi trâu: Tổng số trâu của cả nước ước tính đến thời điểm cuối tháng 4/2025 giảm 3,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, Trung du và miền núi phía Bắc (vùng chiếm khoảng 60% tổng đàn trâu cả nước) có số lượng trâu giảm gần 4%; Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung (vùng có tỷ trọng chiếm 28%) có số lượng trâu giảm 2,7%. Nguyên nhân đàn trâu giảm do lợi nhuận thấp và xu hướng thu hẹp diện tích chăn thả tự nhiên.
– Chăn nuôi bò: Tính đến thời điểm cuối tháng 4/2025, đàn bò cả nước giảm 0,7% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân giảm là do tình trạng người nuôi giảm đàn ở một số địa phương như Trà Vinh giảm 4,5%, Bến Tre giảm 3,8%, do nguồn thức ăn tự nhiên không còn nhiều, chi phí chăn nuôi tăng cao. Tuy nhiên, tại một số địa phương, số lượng đầu con đạt tăng trưởng khá như Nghệ An tăng 2,3%, Bình Định tăng 1,2%, nhờ áp dụng tiến bộ kỹ thuật và ứng dụng mô hình nuôi bò sinh sản và bò thịt quy mô lớn vào sản xuất.
– Về thú y: Theo Cục Chăn nuôi và Thú y, tính đến ngày 28/4/2025, tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm trên cả nước cụ thể như sau:
+ Bệnh Cúm gia cầm: Trong tháng 4/2025 có 01 ổ dịch Cúm gia cầm (CGC) tại tỉnh Quảng Trị. Hiện nay, cả nước không có ổ dịch bệnh CGC chưa qua 21 ngày.
+ Bệnh Dại động vật: Trong tháng 4/2025 có 19 ca bệnh Dại trên động vật tại 08 tỉnh, thành phố. Hiện nay, cả nước có 19 ổ dịch bệnh Dại trên động vật tại 08 tỉnh, thành phố chưa qua 21 ngày.
+ Bệnh Dịch tả lợn Châu Phi: Trong tháng 4/2025, cả nước xảy 09 ổ dịch bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) tại 08 tỉnh, thành phố (Cao Bằng, Lạng Sơn, Điện Biên, Nghệ An, Đắk Nông, Bình Phước, Hậu Giang và Cà Mau); Hiện nay, cả nước còn 11 ổ dịch DTLCP tại 07 tỉnh, thành phố chưa qua 21 ngày;
+ Bệnh Lở mồm long móng: Trong tháng 4, không có báo cáo phát sinh ổ dịch bệnh Lở mồm long móng tại các địa phương. Hiện nay, cả nước không có ổ dịch Lở mồm long móng chưa qua 21 ngày;
+ Bệnh Viêm da nổi cục: Trong tháng 4/2025 có 01 ổ dịch Viêm da nổi cục (VDNC) tại tỉnh Khánh Hoà Hiện nay, cả nước 04 ổ dịch VDNC tại tỉnh Quảng Ngãi chưa qua 21 ngày;
+ Bệnh Tai xanh: Trong tháng 4, không có báo cáo phát sinh ổ dịch bệnh Tai xanh tại các địa phương. Hiện cả nước không có ổ dịch bệnh Tai xanh chưa qua 21 ngày.
– Tính từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước xảy ra các dịch bệnh như sau:
+ 07 ổ dịch CGC tại 05 tỉnh, thành phố với hơn 18 nghìn con gia cầm mắc bệnh và hơn 22 nghìn con gia cầm buộc tiêu hủy;
+ 97 ổ dịch DTLCP tại 25 tỉnh, thành phố với hơn 5.500 con lợn mắc bệnh và hơn 5.700 con lợn buộc tiêu hủy;
+ 10 ổ dịch LMLM tại 07 tỉnh, thành phố với 235 con gia súc mắc bệnh và 34 con chết, tiêu hủy;
+ 29 ổ dịch VDNC tại 06 tỉnh, thành phố với 79 con gia súc mắc bệnh và 21 con chết, tiêu hủy;
+ 80 ca bệnh Dại trên động vật tại 25 tỉnh, thành phố.
+ Dịch bệnh Tai xanh vẫn được kiểm soát tốt.
– So sánh với cùng kỳ năm 2024, các dịch bệnh nguy hiểm trên gia súc, gia cầm tiếp tục được kiểm soát, cơ bản giảm so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng nguy cơ dịch bệnh gia tăng trong thời gian tới là cao, cụ thể tình hình dịch bệnh như sau:
(i) Đối với DTLCP: giảm cả về diện dịch (số tỉnh có dịch giảm hơn 26,47%, số ổ dịch giảm hơn 67,98%) và mức độ thiệt hại (số lợn chết và tiêu hủy giảm gần 60%);
(ii) Đối với LMLM: giảm cả về diện dịch và mức độ thiệt hại (số ổ dịch giảm 75,6%, số động vật mắc bệnh giảm hơn 80); (iv) Đối với VDNC: giảm cả về diện dịch và mức độ thiệt hại (số ổ dịch giảm 53,22%, số động vật mắc, chết và tiêu hủy giảm gần 80%).
– Giá trị xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi: Giá trị xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi tháng 4 năm 2025 ước đạt 50,2 triệu USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi 4 tháng đầu năm 2025 đạt 178,3 triệu USD, tăng 16,8% so với cùng kỳ năm 2024. Trong đó, xuất khẩu sữa và sản phẩm sữa đạt 29,1 triệu USD, giảm 35,9%; xuất khẩu thịt, phụ phẩm dạng thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của động vật đạt 61 triệu USD, tăng 25,9%.
– Giá trị xuất khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu: Tính chung cả 4 tháng đầu năm 2025, nước ta đã xuất khẩu 391 triệu USD, tăng 25,7% so với cùng kỳ năm 2024.
– Giá trị nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi: Giá trị nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi tháng 4 năm 2025 ước đạt 358,9 triệu USD, đưa tổng giá trị nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi 4 tháng đầu năm 2025 đạt 1,39 tỷ USD, tăng 27,8% so với cùng kỳ năm 2024. Trong đó, nhập khẩu sữa và sản phẩm sữa đạt 455,1 triệu USD, tăng 32,5%; nhập khẩu thịt, phụ phẩm dạng thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của động vật đạt 581,9 triệu USD, tăng 18,8%.
– Giá trị nhập khẩu nguyên liệu TACN: Trong tháng 4/2025, cả nước đã nhập khẩu 1,75 triệu tấn (tương đương 605 triệu USD), trong đó: thức ăn giàu năng lượng 0,97 triệu tấn (tương đương 254,3 triệu USD); thức ăn giàu đạm 0,71 triệu tấn (tương đương 265,7 triệu USD); thức ăn bổ sung 62,7 nghìn tấn (tương đương 80,3 triệu USD). So sánh về khối lượng và giá trị cùng kỳ năm 2024: về giá trị tăng 2,7%, về khối lượng tăng 10,41 %. Một số nguyên liệu nhập khẩu chính: Ngô hạt 540,8 nghìn tấn tấn (tương đương 141,3 triệu USD), khô dầu các loại 483,3 nghìn tấn (tương đương 174,1 triệu USD), lúa mì 356,7 nghìn tấn (tương đương 91,1 triệu USD), DDGS 105,3 nghìn tấn (tương đương 25,0 triệu USD), cám các loại 37,4 nghìn tấn (tương đương 6,1 triệu USD), thức ăn bổ sung 62,6 nghìn tấn (tương đương 80,3 triệu USD).
Thị trường chăn nuôi
– Giá thịt lợn hơi trên cả nước: Trong tháng 4/2025, theo chu kỳ sản xuất sau Tết, đàn lợn tăng dẫn đến nguồn cung lợn thịt hơi ra thị trường đã tăng và ổn định trở lại nên giá thịt lợn hơi theo xu hướng giảm (từ 5-8%) so với mức đỉnh trong tuần đầu tháng 3/2025. Hiện nay, giá thịt lợn hơi bình quân tại khu vực miền Bắc và Bắc miền Trung dao động từ 66.000-68.000 đg/kg; một số tỉnh phía Nam miền Trung giá cao hơn, dao động từ 69.000-75.000 đg/kg; tại các tỉnh khu vực miền Nam dao động từ 74.000-76.000 đg/kg giá cao nhất tại Đồng Nai, Tây Ninh, Tiền Giang và Bến Tre). Dự báo trong thời gian tới, giá tiếp tục theo xu hướng giảm nhẹ.
– Giá gà thịt lông màu nuôi công nghiệp ổn định với mức giá bình quân dao động từ 45.000-47.000 đg/kg (tương đương với tháng trước), giá tại các tỉnh khu vực miền Trung thấp hơn tại các tỉnh khu vực còn lại.
– Giá gà thịt lông trắng tại miền Bắc trung bình dao động quanh mức 36.000 đg/kg, cao hơn so với giá bình quân tại các tỉnh khu vực miền Trung và miền Nam (giá dao động quanh mức 31.000-32.000 đg/kg). Trong đó, giá bình quân các tỉnh Nam Trung Bộ vẫn là khu vực thấp nhất cả nước, tuy nhiên đã tăng 3.000-4.000 đg/kg so với mức giá bình quân của tháng 3/2025.
– Giá nguyên liệu, TACN tháng 4/2025: Giá đa số nguyên liệu TACN chính trong tháng 4/2025 ổn định so với tháng 3/2025, riêng giá Cám gạo chiết ly 5.452 đg/kg và giá Khô dầu đậu tương 11.174 đg/kg giảm nhẹ.
– Sản lượng sản xuất TAHH trong tháng 4/2025 đạt 1,45 triệu tấn, giảm 17,4% so với tháng 3/2024 (trong đó TAHH cho lợn giảm 18,5%, TAHH gia cầm giảm 16,2%).
Thị trường xuất nhập khẩu
+ Xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi:
Giá trị xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi tháng 4 năm 2025 ước đạt 50,2 triệu USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi 4 tháng đầu năm 2025 đạt 178,3 triệu USD, tăng 16,8% so với cùng kỳ năm 2024. Trong đó, xuất khẩu sữa và sản phẩm sữa đạt 29,1 triệu USD, giảm 35,9%; xuất khẩu thịt, phụ phẩm dạng thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của động vật đạt 61 triệu USD, tăng 25,9%.
+ Xuất khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu:
Tính chung cả 4 tháng đầu năm 2025, nước ta đã xuất khẩu 391 triệu USD, tăng 25,7% so với cùng kỳ năm 2024.
+ Nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi:
Giá trị nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi tháng 4 năm 2025 ước đạt 358,9 triệu USD, đưa tổng giá trị nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi 4 tháng đầu năm 2025 đạt 1,39 tỷ USD, tăng 27,8% so với cùng kỳ năm 2024. Trong đó, nhập khẩu sữa và sản phẩm sữa đạt 455,1 triệu USD, tăng 32,5%; nhập khẩu thịt, phụ phẩm dạng thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của động vật đạt 581,9 triệu USD, tăng 18,8%.
+ Nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu:
Trong tháng 4/2025, cả nước đã nhập khẩu 1,75 triệu tấn (tương đương 605 triệu USD), trong đó: thức ăn giàu năng lượng 0,97 triệu tấn (tương đương 254,3 triệu USD); thức ăn giàu đạm 0,71 triệu tấn (tương đương 265,7 triệu USD); thức ăn bổ sung 62,7 nghìn tấn (tương đương 80,3 triệu USD). So sánh về khối lượng và giá trị cùng kỳ năm 2024: về giá trị tăng 2,7%, về khối lượng tăng 10,41 %. Một số nguyên liệu nhập khẩu chính: Ngô hạt 540,8 nghìn tấn tấn (tương đương 141,3 triệu USD), khô dầu các loại 483,3 nghìn tấn (tương đương 174,1 triệu USD), lúa mì 356,7 nghìn tấn (tương đương 91,1 triệu USD), DDGS 105,3 nghìn tấn (tương đương 25,0 triệu USD), cám các loại 37,4 nghìn tấn (tương đương 6,1 triệu USD), thức ăn bổ sung 62,6 nghìn tấn (tương đương 80,3 triệu USD).
– Nhập khẩu ngô: Khối lượng nhập khẩu ngô tháng 4 năm 2025 ước đạt 855 nghìn tấn với giá trị đạt 224,9 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị nhập khẩu ngô 4 tháng đầu năm 2025 đạt 3 triệu tấn và 771,6 triệu USD, giảm 14,2% về khối lượng và giảm 12,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2024.
Giá ngô nhập khẩu bình quân 4 tháng đầu năm 2025 ước đạt 258,5 USD/tấn, tăng 2,2% so với cùng kỳ năm 2024.
Braxin và Áchentina là 2 thị trường cung cấp ngô chính cho Việt Nam với thị phần lần lượt là 44,7% và 39,7%. So với cùng kỳ năm trước, giá trị nhập khẩu ngô 3 tháng đầu năm 2025 từ thị trường Braxin giảm 36% trong khi thị trường Áchentina tăng 21,3%.
– Nhập khẩu đậu tương: Khối lượng nhập khẩu đậu tương tháng 4 năm 2025 ước đạt 61 nghìn tấn với giá trị đạt 27,1 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị nhập khẩu đậu tương 4 tháng đầu năm 2025 đạt 637,5 nghìn tấn và 289 triệu USD, giảm 16,4% về khối lượng và giảm 29,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2024.
Giá đậu tương nhập khẩu bình quân 4 tháng đầu năm 2025 ước đạt 453,3 USD/tấn, giảm 15,2% so với cùng kỳ năm 2024.
Việt Nam chủ yếu nhập khẩu đậu tương từ 2 thị trường Hoa Kỳ và Braxin với tỷ trọng giá trị nhập khẩu từ 2 thị trường này lần lượt là 62,8% và 21,9%. So với cùng kỳ năm trước, giá trị nhập khẩu đậu tương 3 tháng đầu năm 2025 từ thị trường Hoa Kỳ tăng 25,7% trong khi thị trường Braxin giảm 60,5%.
– Nhập khẩu lúa mì: Khối lượng nhập khẩu lúa mì tháng 4 năm 2025 ước đạt 778,5 nghìn tấn với giá trị đạt 205,9 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị nhập khẩu lúa mì 4 tháng đầu năm 2025 đạt 2,4 triệu tấn và 636,1 triệu USD, tăng 4,7% về khối lượng nhưng giảm 0,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2024.
Giá lúa mì nhập khẩu bình quân 4 tháng đầu năm 2025 ước đạt 264,3 USD/tấn, giảm 4,9% so với cùng kỳ năm 2024.
Nguồn cung cấp lúa mì chính của Việt Nam là từ các thị trường Braxin, Ôxtrâylia và Nga với thị phần lần lượt là 49,8%, 20,1% và 8%. So với cùng kỳ năm trước, giá trị nhập khẩu lúa mì 3 tháng đầu năm 2025 từ thị trường Braxin tăng 35,1%, thị trường Nga tăng 2,5 lần, trong khi thị trường Ôxtrâylia giảm 5,4%.
Tổng hợp: Channuoivietnam.com