Tình hình chăn nuôi cả nước năm 2023

Tình hình chung

Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2023 đã đạt được những kết quả tích cực. Sản xuất chăn nuôi phát triển tốt, kiểm soát được dịch bệnh. Trâu, bò trong năm không có biến động lớn, đàn trâu tiếp tục xu hướng giảm, đàn bò tăng nhẹ; chăn nuôi lợn phát triển tốt; chăn nuôi gia cầm tăng trưởng ổn định. Ước tính tổng số trâu của cả nước tính đến thời điểm cuối tháng 12 năm 2023 giảm khoảng 1,0%, tổng số bò tăng khoảng 0,5%; tổng số lợn của cả nước tính đến thời điểm cuối tháng 12 năm 2023 tăng khoảng 4,2%; tổng đàn gia cầm tăng khoảng 3,3% so với cùng thời điểm năm 2022. Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng cả năm ước đạt 4865,8 nghìn tấn, tăng 7,2%; sản lượng thịt gia cầm hơi xuất chuồng cả năm tăng 6,0%.

Trong năm, tình hình chăn nuôi trâu, bò không có biến động lớn, đàn trâu tiếp tục xu hướng giảm do diện tích chăn thả thu hẹp, hiệu quả kinh tế không cao. Dịch tả lợn châu Phi được kiểm soát khá tốt, số ổ dịch và số lợn phải tiêu hủy đều giảm mạnh so với năm trước.chỉ còn phát sinh những ổ dịch nhỏ lẻ. Tuy nhiên, ngành chăn nuôi lại gặp nhiều khó khăn khi giá thức ăn chăn nuôi dù giảm nhưng vẫn ở mức cao. Trong khi đó, giá thịt lợn hơi trong cả năm biến động tăng giảm tùy thời điểm, nhìn chung có xu hướng giảm so với năm 20222. Chăn nuôi gia cầm tiếp tục tăng do khu vực hộ và doanh nghiệp đều phát triển ổn định.

Theo Cục Chăn nuôi, mặc dù giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trung bình cả năm 2023 giảm so với năm 2022,tuy nhiên giá thức ăn chăn nuôi hỗn hợp hoàn chỉnh cho lợn và gia cầm trung bình cả năm 2023 vẫn cao hơn 0,7 -3,5% so với năm 2022. Nguyên nhân chủ yếu do giá thức ăn chăn nuôi hoàn chỉnh chỉ được điều chỉnh giảm giá kể từ tháng 6/2023 đến nay (khoảng 6 đợt điều chỉnh giảm giá nhưng mức giảm mỗi đợt không nhiều). Chẳng hạn, giá thức ăn chăn nuôi thành phẩm cho lợn vẫn cao hơn 44,8% so với giai đoạn trước dịch Covid-19 (năm 2020).

thức ăn chăn nuôi

Hai chỉ số giá (CSG) sản phẩm chăn nuôi lợn của người sản xuất trong năm 2023 giảm 3,57% so với cùng kỳ năm 2022, CSG sản phẩm chăn nuôi lợn tháng 12 năm 2023 giảm 5,63% so với cùng kỳ năm trước, và giảm 2,75% so với tháng trước. Tình hình cụ thể như sau:

– Chăn nuôi trâu, bò:

Đàn bò tại nhiều tỉnh cũng đang giảm dần do nuôi bò không mang lại hiệu kinh tế cao như những năm trước, cộng với lực lượng lao động trẻ đã chuyển đổi công việc từ chăn nuôi bò sang làm công nhân, làm thuê… Trong tháng 12, đã xảy ra các đợt rét đậm, rét hại tại các tỉnh khu vực miền Bắc và Bắc Trung Bộ, nhưng chưa có thiệt hại do người chăn nuôi tại các địa phương này đã chủ động thực hiện các biện pháp bảo vệ đàn vật nuôi. Hiện nay, dịch Viêm da nổi cục đã được kiểm soát nhưng vẫn còn nguy cơ bùng phát.

Ước tính tổng số trâu của cả nước tính đến thời điểm cuối tháng 12 năm 2023 giảm khoảng 1,0%, tổng số bò tăng khoảng 0,5% so với cùng thời điểm năm 2022, sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng cả năm ước đạt 120,4 nghìn tấn, tăng 0,2%; sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng cả năm ước đạt 493,2 nghìn tấn, tăng 2,5%; sản lượng sữa bò tươi cả năm ước đạt 1165,7 triệu lít, tăng 3,6% so với cùng kỳ năm 2022.

– Chăn nuôi lợn:

Ước tính tổng số lợn của cả nước tính đến thời điểm cuối tháng 12 năm 2023 tăng khoảng 4,2% so với cùng thời điểm năm 2022; sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng cả năm ước đạt 4865,8 nghìn tấn, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm 2022.

– Chăn nuôi gia cầm:

Tổng đàn và sản lượng gia cầm trong năm qua tăng trưởng khá ổn định, dịch bệnh được kiểm soát tốt, đảm bảo nguồn cung cho thị trường. Ước tính tổng số gia cầm của cả nước tính đến thời điểm cuối tháng 12 năm 2023 tăng khoảng 3,3% so với cùng thời điểm năm 2022; sản lượng thịt gia cầm hơi xuất chuồng cả năm ước đạt 2308,7 nghìn tấn, tăng 6,0%; sản lượng trứng gia cầm cả năm ước đạt 19,2 tỷ quả, tăng 5,2% so với cùng kỳ năm 2022.

Theo kết quả điều tra chăn nuôi kỳ 1/10/2023 của Tổng cục Thống kê: Tổng đàn lợn (chưa bao gồm lợn con chưa tách mẹ) của cả nước tại thời điểm 1/10 đạt khoảng 26,1 triệu con; tổng đàn gia cầm cả nước đạt mức 557,9 triệu con. Kết quả khảo sát xu hướng chăn nuôi của 26,8 nghìn hộ nuôi lợn trên toàn quốc cho thấy: 2,63% số hộ dự kiến mở rộng sản xuất, 88,86% số hộ dự kiến ổn định sản xuất trong thời gian tới, 5,99% số hộ thu hẹp sản xuất, 2,52% số hộ không nuôi lợn nữa.

Theo đánh giá của các hộ nuôi lợn: 33,73% số hộ trả lời rằng giá bán cao hơn giá thành sản xuất, 48,27% số hộ trả lời rằng giá bán tương đương giá thành sản xuất, 11,16% số hộ trả lời rằng giá bán thấp hơn giá sản xuất, 6,84% số hộ từ chối trả lời hoặc không biết thông tin. Kết quả khảo sát xu hướng chăn nuôi của 31,6 nghìn hộ nuôi gà trên toàn quốc cho thấy: 2,68% số hộ dự kiến mở rộng sản xuất, 91,22% số. shộ dự kiến ổn định sản xuất trong thời gian tới, 4,57% số hộ thu hẹp sản xuất, 1,53% số hộ không nuôi gà nữa.

Giá trị nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi tháng 12 năm 2023 ước đạt 330 triệu USD, đưa tổng giá trị nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi năm 2023 đạt 3,53 tỷUSD, giảm 4,4% so với năm 2022. Trong đó, giá trị nhập khẩu sữa và sản phẩm sữa ước đạt 1,17 tỷ USD, giảm 6,6%; giá trị nhập khẩu của thịt, phụ phẩm dạng thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của động vật ước đạt 1,51 tỷ USD, giảm 0,6%.

Thị trường chăn nuôi

Trên thị trường thế giới, giá lợn nạc giao tháng 2/2024 ở thị trường Chicago, Mỹ biến động tăng với mức tăng 1,25 UScent/lb lên mức 70,225 UScent/lb.

Tại thị trường trong nước, trong tháng 12/2023, giá lợn hơi trên cả nước biến động trái chiều. Tại khu vực miền Bắc, giá lợn hơi tăng 1.000 – 2.000 đồng/kg, dao động trong khoảng 50.000 – 52.000 đồng/kg. Trong đó, tỉnh Ninh Bình tăng 1.000 đồng/kg lên mức 50.000 đồng/kg. Các địa phương bao gồm Yên Bái, Thái Nguyên, Thái Bình và Hà Nội giao dịch ở mức 51.000 đồng/kg. Lợn hơi tại Bắc Giang và Vĩnh Phúc được thu mua với giá 52.000 đồng/kg.

Giá lợn hơi thị trường khu vực miền Trung, Tây Nguyên giảm 1.000 đồng/kg, dao động trong khoảng 47.000 – 49.000 đồng/kg. Cụ thể, giá lợn hơi tại Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Bình Định, Lâm Đồng và Ninh Thuận đang nằm trong khoảng 47.000 – 48.000 đồng/kg. Thanh Hóa đang giao dịch ở mức 49.000 đồng/kg.

Tại miền Nam, giá lợn hơi giảm 1.000 đồng/kg, dao động trong khoảng 47.000 – 51.000 đồng/kg. Cụ thể, Cần Thơ và Vĩnh Long lần lượt điều chỉnh giảm về mức 49.000 đồng/kg. 47.000 đồng/kg là mức giao dịch thấp nhất khu vực, được ghi nhận tại Kiên Giang. 48.000 – 51.000 đồng/kg là khoảng giá được ghi nhận tại các địa phương còn lại.

Giá thu mua gà tại trại biến động trái chiều tại các vùng miền trong tháng 12/2023. Giá gà thịt lông màu ngắn ngày miền Bắc giảm 4.000 đồng/kg xuống mức 58.000 đồng/kg. Giá gà thịt lông màu ngắn ngày miền Trung ở mức 50.000 đồng/kg, giảm 10.000 đồng/kg. Giá gà thịt lông màu ngắn ngày miền Nam giảm 7.000 đồng/kg, hiện ở mức 30.000 – 31.000 đồng/kg. Giá gà công nghiệp miền Bắc giảm 1.000 đồng/kg xuống còn 22.000 đồng/kg. Giá gà công nghiệp miền Trung và miền Nam tăng 5.000 đồng/kg lên 27.000 đồng/kg.

Giá trứng gà miền Bắc tăng 250 – 400 đồng/quả lên mức 2.250 – 2.500 đồng/quả. Giá trứng gà miền Trung giữ mức 2.200 – 2.300 đồng/quả. Giá trứng gà miền Đông Nam Bộ hiện là 2.100 – 2.200 đồng/quả, giảm 50 đồng/quả. Giá trứng gà miền Tây Nam Bộ giữ mức 2.000 – 2.100 đồng/quả.

Trong cả năm 2023, giá lợn hơi có xu hướng giảm nhẹ do sức mua giảm. So với thời điểm cuối năm 2022, giá lợn hơi giảm 1.000 – 4.000 đồng/kg.

Thị trường xuất khẩu

+ Xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi:

Giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi trong tháng 12 ước đạt 60 triệu USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi năm 2023 đạt 515 triệu USD, tăng 26,2% so với năm 2022. Trong đó, xuất khẩu sữa và sản phẩm sữa đạt 132 triệu USD, tăng 24,1%; xuất khẩu thịt và phụ phẩm dạng thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của động vật đạt 157 triệu USD, tăng 36,3%.

Xuất khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu: (đang cập nhật)

Thị trường nhập khẩu 

+ Nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi:

Giá trị nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi tháng 12 năm 2023 ước đạt 330 triệu USD, đưa tổng giá trị nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi năm 2023 đạt 3,53 tỷUSD, giảm 4,4% so với năm 2022. Trong đó, giá trị nhập khẩu sữa và sản phẩm sữa ước đạt 1,17 tỷ USD, giảm 6,6%; giá trị nhập khẩu của thịt, phụ phẩm dạng thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của động vật ước đạt 1,51 tỷ USD, giảm 0,6%.

+ Nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu:

Giá trị nhập khẩu mặt hàng thức ăn gia súc và nguyên liệu tháng 12 ước đạt 400 triệu USD, đưa tổng giá trị nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu năm 2023 đạt 4,99 tỷ USD, giảm 10,8% so với năm 2022.

Trong 11 tháng đầu năm 2023, Việt Nam nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu chủ yếu từ các thị trường: Áchentina (chiếm 27,7% thị phần), Braxin (19,1%) và Hoa Kỳ (14,5%). So với cùng kỳ năm 2022, giá trị nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu của Việt Nam từ Áchentina giảm 14,8%, Braxin giảm 13,3%. Ngược lại, giá trị nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu từ thị trường Hoa Kỳ tăng 3,5%.

– Đậu tương:

Khối lượng nhập khẩu đậu tương tháng 12 ước đạt 310 nghìn tấn với giá trị ước đạt 186 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị nhập khẩu đậu tương năm 2023 đạt 1,97 triệu tấn và 1,24 tỷ USD, tăng 6,9% về khối lượng nhưng giảm 3,2% về giá trị so với năm 2022.

Giá đậu tương nhập khẩu bình quân đầu năm 2023 ước đạt 628 USD/tấn, giảm 9,5% so với năm 2022. Braxin, Hoa Kỳ và Canađa là 3 thị trường cung cấp đậu tương chính cho Việt Nam trong 11 tháng đầu năm 2023 với tổng thị phần là 94,9%. So với cùng kỳ năm 2022, giá trị nhập khẩu đậu tương của Việt Nam từ thị trường Hoa Kỳ tăng 15%; Canađa tăng 19%. Ngược lại, nhập khẩu đậu tương từ thị trường Braxin giảm 23,2%.

– Lúa mì:

Ước nhập khẩu lúa mì tháng 12 đạt 1,1 triệu tấn với giá trị nhập khẩu đạt 303 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị nhập khẩu lúa mì năm 2023 đạt 5,09 triệu tấn và 1,67 tỷ USD, tăng 30,2% về khối lượng và tăng 10,9% về giá trị so với năm 2022.

Giá lúa mì nhập khẩu bình quân năm 2023 ước đạt 328 USD/tấn, giảm 14,8% so với năm 2022.

Trong 11 tháng đầu năm 2023, nguồn nhập khẩu lúa mì chính của Việt Nam là từ các thị trường: Ôxtrâylia (chiếm tỷ trọng 65,5%), Hoa Kỳ (10,4%) và Braxin (7%). So với cùng kỳ năm 2022, giá trị nhập khẩu lúa mì của Việt Nam từ Hoa Kỳ tăng 21,8% trong khi nhập khẩu từ Braxin giảm 14,9%, Ôxtrâylia giảm 13,2%;

– Ngô:

Khối lượng ngô nhập khẩu tháng 12 ước đạt 1,4 triệu tấn với giá trị đạt 362 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị nhập khẩu ngô năm 2023 đạt 9,76 triệu tấn và 2,88 tỷ USD, tăng 1,6% về khối lượng nhưng giảm 13,7% về giá trị so với năm 2022.

Giá ngô nhập khẩu bình quân năm 2023 ước đạt 295 USD/tấn, giảm 15,1% so với năm 2022.

Trong 11 tháng đầu năm 2023, nguồn nhập khẩu ngô của Việt Nam chủ yếu từ 3 thị trường Braxin, Áchentina và Ấn Độ với tổng thị phần chiếm 89,5%. So với cùng kỳ năm 2022, giá trị nhập khẩu ngô từ Braxin gấp 2,98 lần, Ấn Độ tăng 62,8%, trong khi nhập khẩu từ Áchentina giảm 49,8%.

Nguồn: channuoivietnam.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *