Thu nhập ổn định từ mô hình nuôi gà theo hướng an toàn sinh học

Sau nhiều năm nuôi rắn thương phẩm không đạt hiệu quả, cuộc sống gia đình gặp nhiều khó khăn. Do đó, qua tìm hiểu và tham quan các mô hình chăn nuôi mới. Năm 2007, ông Nguyễn Ngọc Báu ở thôn Tân Lý 2, xã Tân Bình, thị xã La Gi đã quyết định đầu tư xây dựng chuồng nuôi với hơn 2.000 con gà ta theo hướng an toàn sinh học, đến nay đã đạt hiệu quả kinh tế khá cao.

Để trang bị kiến thức chăn nuôi cho mình, ông Báu tìm đến các trại nuôi gà ta có quy mô lớn ở Đồng Nai và Bình Phước để tìm hiểu kỹ thuật và học hỏi kinh nghiệm. Đồng thời, ông còn tìm hiểu các thông tin về cách xây dựng chuồng trại, phòng bệnh cho gà, lựa chọn con giống… qua sách báo, truyền hình, mạng internet. Sau đó, ông quyết định đầu tư chuồng trại theo hình thức xây dựng thành từng ô chuồng khác nhau, theo đó, mỗi ô chuồng nuôi gà có chiều ngang trung bình 1m, và chiều dài trung bình 5m. Với cách nuôi gà theo từng ô riêng biệt theo hướng an toàn sinh học tuy có nhiều điểm tương đồng với nuôi truyền thống (thả hoang), là gà vẫn được thả tự do trong không gian nhất định. Tuy nhiên, cách nuôi theo hình thức này lại có một ưu điểm nữa là xác suất phối được giống tốt sẽ cao hơn rất nhiều so với cách nuôi thông thường, ngoài ra người nuôi sẽ dễ dàng chăm sóc gà theo từng chu kỳ phát triển khác nhau…

nuôi gà an toàn sinh học

Ông Báu đang cho gà ăn.

nuôi gà an toàn sinh học

Mô hình nuôi gà theo hướng an toàn sinh học của gia đình ông Báu được xây dựng theo hình thức nuôi theo từng ô chuồng riêng biệt.

nuôi gà an toàn sinh học

Ông Báu chia sẻ: “Ngoài các loại thức ăn chính là lúa, bắp và cám tổng hợp, ông Báu còn cho gà ăn thêm các loại thức ăn khác như cỏ, côn trùng… để bổ sung thêm dinh dưỡng. Quan trọng hơn, cách nuôi gà theo hướng an toàn sinh học này có nhiều quy định nghiêm ngặt từ cách chọn giống, cách chăm sóc gà qua từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển. Cùng với đó, việc vệ sinh chuồng trại phải được thực hiện thường xuyên 1 lần/tuần. Nhờ sự đầu tư chuồng trại thoáng mát lại khá khoa học hợp lý khi được bố trí khá gọn trên một diện tích chăn thả có đệm lót sinh học, nên tỷ lệ sinh trưởng và phát triển của mỗi lứa gà đều đạt trên 90%…”.

nuôi gà an toàn sinh học

Ông Báu đầu tư trang bị thêm máy ấp trứng gà cho gia đình

nuôi gà an toàn sinh học

nuôi gà an toàn sinh học

Gà con được chăm sóc cẩn thận và nuôi ở chuồng riêng biệt

Mặt khác, để tăng thêm hiệu quả kinh tế, ông Báu còn đầu tư thêm một máy ấp trứng, với mức độ ấp trung bình là khoảng 600 trứng/tháng… Trong giai đoạn đầu (giai đoạn ấp gà con) ông Báu luôn theo dõi đàn gà rất cẩn thận, đảm bảo sử dụng đầy đủ các loại vắc xin để phòng các loại bệnh, như: Dịch tả, tụ huyết trùng, Gumboro… và đặc biệt dịch cúm H5N1. Cùng với đó, vườn thả gà đã được khoanh lưới để đảm bảo gà không tiếp xúc với mầm bệnh bên ngoài. Nhờ chăm sóc đúng quy trình, kỹ thuật và tuân thủ cách vệ sinh, xử lý chuồng trại cũng như phòng bệnh, nên lứa nào gà cũng lớn nhanh và ít bị bệnh. Đặc biệt, gà nuôi theo hướng sinh học cho thịt dai và thơm ngon, nên bán được giá. Trung bình mỗi tháng ông xuất bán hơn 800 con gà vừa lớn vừa nhỏ với giá bán khoảng 100.000 đồng/kg. Sau khi trừ các chi phí, mỗi tháng gia đình ông Báu thu lãi từ 25 – 30 triệu đồng. Với những nỗ lực của bản thân, nhiều năm liền, hộ gia đình ông Nguyễn Ngọc Báu luôn được công nhận hộ sản xuất kinh giỏi cấp tỉnh.

Các con nuôi khác

Các con nuôi khác

Các con nuôi khác

Các con nuôi khác của gia đình ông Báu.

Ngoài mô hình nuôi gà theo hướng an toàn sinh học đạt hiệu quả kinh tế khá cao, là nguồn thu nhập chính của cả gia đình. Ông Báu còn nuôi thêm nhiều con nuôi khác như kỳ đà, rắn, chồn hương… để tăng thêm hiệu quả kinh tế cho gia đình.

Với sự cần mẫn, chịu khó cùng việc luôn tiếp thu học hỏi những kiến thức mới trong chăn nuôi, đến nay cuộc sống của gia đình ông Báu đã vươn lên khá giả và luôn có nguồn thu nhập ổn định.

Rạng Đông

Nguồn: Báo Bình Thuận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *