(Người Chăn Nuôi) – Nhằm kiểm soát chặt chẽ chất lượng thức ăn chăn nuôi, đặc biệt về giới hạn cho phép các yếu tố tác động, Bộ NN&PTNT đã ban hành quy chuẩn mới, áp dụng thực hiện từ ngày 26/1/2017.
Tại Thông tư số 27/2016/TT-BNNPTNT, Bộ NN&PTNT đã quy định giới hạn tối đa cho phép hàm lượng độc tố nấm mốc, kim loại nặng và vi sinh vật trong thức ăn hỗn hợp gia súc, gia cầm. Thông tư này có hiệu lực được giữ nguyên giá trị hiệu lực công bố trong thời hạn 3 năm kể từ ngày Sở NN&PTNT ban hành thông tư tiếp nhận công bố hợp quy.
Quy chuẩn mới quy định giới hạn tối đa cho phép các yếu tố tác động trong thức ăn hỗn hợp gia súc, gia cầm Ảnh: Hải Linh
Theo đó, quy định giới hạn các yếu tố trên trong thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh và thức ăn đậm đặc cho lợn, gà, chim cút, ngan, vịt; thức ăn tinh hỗn hợp cho bê và bò thịt. Áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến kinh doanh thức ăn chăn nuôi cho gia súc, gia cầm tại Việt Nam.
Cụ thể, hàm lượng tối đa cho phép độc tố Aflatoxin tổng số trong thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh và thức ăn đậm đặc cho lợn, gà, chim cút, vịt, ngan; thức ăn tinh hỗn hợp cho bê và bò thịt được quy định như sau:
Lưu ý: Lợn con: từ 1 đến 45 ngày tuổi hoặc từ sơ sinh đến 15kg.
Gà, chim cút, vịt và ngan con: Từ 1 đến 28 ngày tuổi
Bê: Dưới 6 tháng tuổi.
Về yếu tố kim loại nặng: Được quy định riêng với từng loại. Với thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh và thức ăn tinh hỗn hợp cho bê, bò thịt, được quy định như sau:
Đối với thức ăn đậm đặc: Hàm lượng một số nguyên tố kim loại nặng tối đa cho phép trong thức ăn đậm đặc cho lợn, gà, chim cút, vịt và ngan được tính bằng công thức sau: A = (B x 100)/C, trong đó: A là hàm lượng một nguyên tố kim loại nặng tối đa cho phép trong thức ăn đậm đặc (mg/kg hoặc ppm); B là hàm lượng nguyên tố kim loại nặng tối đa cho phép trong thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh tương ứng quy định trong Quy chuẩn kỹ thuật này (mg/kg hoặc ppm); C là tỷ lệ tối đa thức ăn đậm đặc dùng để phối trộn (%) theo hướng dẫn sử dụng được công bố hoặc ghi trên nhãn.
Với vi sinh vật, tổng số vi sinh vật tối đa cho phép trong thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh và thức ăn đậm đặc cho lợn, gà, chim cút, vịt, ngan; thức ăn tinh hỗn hợp cho bê và bò thịt được quy định như sau:
Theo quy định tại Thông tư này, thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh và thức ăn đậm đặc cho lợn, gà, chim cút, vịt, ngan; thức ăn tinh hỗn hợp cho bê và bò thịt của các tổ chức, cá nhân quy định tại mục 1.2 của Quy chuẩn phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật quy định tại Quy chuẩn này.
Cùng đó, trước khi lưu thông trên thị trường, tổ chức, cá nhân kinh doanh thức ăn chăn nuôi quy định tại mục 1.2 của Quy chuẩn này phải làm thủ tục công bố hợp quy tại Sở NN&PTNT địa phương nơi tổ chức, cá nhân đăng ký hoạt động sản xuất, kinh doanh theo quy định.
Phương thức đánh giá hợp quy: Đánh giá theo phương thức 5 hoặc phương thức 7 quy định tại Thông tư số 55/2012/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2012 hướng dẫn thủ tục chỉ định tổ chức chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy thuộc phạm vi quản lý của Bộ NN&PTNT.
Mỗi sản phẩm công bố hợp quy phải được lấy mẫu thử nghiệm để đánh giá sự phù hợp đối với tất cả các chỉ tiêu quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật này.
Trong thời gian hiệu lực của kết luận về sự phù hợp, mỗi sản phẩm công bố hợp quy phải được lấy mẫu để đánh giá giám sát với tần suất không quá 12 tháng/lần và thử nghiệm tất cả các chỉ tiêu quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật này với tần suất ít nhất 3 năm/lần/chỉ tiêu.