Phòng và trị một số bệnh trên thỏ

(Người Chăn Nuôi) – Với phương châm phòng bệnh tốt hơn trị bệnh, vì vậy cần tuân thủ các nguyên tắc: Ăn sạch, ở sạch, uống sạch và đảm bảo môi trường chăn nuôi thỏ luôn sạch sẽ.
Ðịnh kỳ bổ sung vitamin cho thỏ để tăng cường sức đề kháng và chống stress. Ðặc biệt, khi thời tiết và môi trường sống thay đổi cần bổ sung liên tục trong 3 – 5 ngày.

Bệnh cầu trùng

Trại thỏ

– Xuất hiện trong điều kiện vệ sinh kém. Thỏ kém ăn, xù lông, phân lỏng.

– Phòng bệnh: Thường xuyên vệ sinh sát trùng chuồng trại.

– Ðiều trị: Sử dụng Anticoc, HanE trộn với thức ăn tinh với liều 0,1 – 0,2 g/kg thể trọng.

Bệnh bại huyết còn gọi là bệnh xuất huyết

– Là bệnh truyền nhiễm lây lan rất nhanh, bệnh chủ yếu xảy ra ở thỏ lớn từ 1,5 tháng tuổi trở lên. Khi thỏ bị bệnh, lờ đờ, bỏ ăn trong thời gian ngắn rồi chết hàng loạt. Trước khi chết thỏ giãy giụa, quay vòng, máu ộc ra ở mồm, mũi; Gan sưng to, bở; Vành tim, phổi, khí quản xuất huyết.

– Phòng bệnh bằng vaccine VHD bại huyết (chưa có thuốc điều trị khi mắc bệnh).

Bệnh ghẻ

– Biểu hiện thỏ ngứa, rụng lông và có vảy, khô, cứng (chủ yếu ở tai, chân và mũi). Ðôi khi dưới vảy ghẻ có mủ do nhiễm trùng gây viêm da.

 – Phòng bệnh: Thường xuyên tẩy uế, vệ sinh chuồng trại. Cách ly thỏ ghẻ và điều trị. Dùng lửa hoặc nước sôi sát trùng toàn bộ lồng chuồng và các dụng cụ chăn nuôi khác.

– Ðiều trị: Dùng thuốc tiêm Ivermectin, sử dụng với liều lượng 0,7 ml/0,3 kg thể trọng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *