Năm 2022, ngành gia cầm toàn cầu sẽ phục hồi?

(Người Chăn Nuôi) – Đầu tháng 1/2022, ngành gia cầm toàn cầu được kỳ vọng đạt triển vọng tăng trưởng tích cực do khan hiếm nguồn cung thịt heo sau Dịch tả heo châu Phi (ASF) ở Trung Quốc và các nước châu Á khác.

Trung Quốc sản xuất 54 triệu tấn thịt heo trong năm 2018, tương ứng gần ½ sản lượng thịt heo toàn cầu. Nhưng trong năm 2021, sản lượng thịt heo của nước này được dự báo chỉ đạt 24 triệu tấn, dẫn đến lỗ hổng lớn về nguồn cung khoảng 20 triệu tấn và không có khả năng lấp đầy hoàn toàn.

Trung Quốc đã cố gắng lấp lỗ hổng nguồn cung protein bằng cách tăng sản lượng gia cầm và thủy sản, nhưng chỉ đáp ứng 27%. Quốc gia này cũng nhập khẩu thịt heo và gia cầm, nhưng chỉ lấp được 23% lỗ hổng. Tổng cộng, mọi nỗ lực chỉ đáp ứng được 50% nguồn cung bị thiếu hụt nói trên. Vì vậy, vẫn còn 10 triệu tấn bị thiếu hụt, khiến giá thịt trên toàn thế giới tăng cao.

COVID-19 tấn công đã gạt bỏ những lợi thế tiềm năng của ASF mang lại cho ngành chăn nuôi gà toàn cầu sang một bên. Một số quốc gia đã nới lỏng các hạn chế di chuyển xã hội sau khi trường hợp dương tính COVID-19 ngày càng giảm.

 

Tăng trưởng trở lại

Câu hỏi tiếp theo là chúng ta đang mong đợi loại suy thoái nào? Suy thoái hình chữ V hay chữ U?

Cuộc suy thoái hình chữ V sẽ rất tốt khi nền kinh tế toàn cầu đi xuống trong năm 2021 và phục hồi vào năm 2022, nhưng điều đó khó xảy ra. Vì vậy, một cuộc suy thoái hình chữ U có nhiều khả năng xảy ra hơn. Năm 2021, nền kinh tế toàn cầu sẽ đi vào vùng tiêu cực, có thể sẽ phục hồi nhẹ vào cuối năm và chỉ thực sự tăng trưởng trở lại vào năm năm 2022.

Dự báo đối với ngành chăn nuôi gia cầm toàn cầu cũng tương tự. Ngành công nghiệp này đã phát triển mạnh mẽ trong năm 2020 với mức tăng trưởng gần 4%. Ngành gia cầm sẽ giảm xuống mức tiêu cực trong năm 2021, nhưng sau đó vật lộn để phục hồi và cuối cùng bắt đầu tăng nhanh trở lại vào năm 2022.

sản phẩm thịt gà

 

Tiêu thụ có thể giảm

Để dễ hiểu về suy thoái kinh tế, tiến hành phân tích các nhóm thu nhập (từ nhóm người giàu nhất đến nhóm người nghèo nhất) và tiêu thụ gia cầm theo đầu người. Năm 2019, tiêu thụ thịt gia cầm trung bình trên toàn thế giới là 12,1 kg – nhóm đầu tiên tiêu thụ 25 kg trong khi nhóm thứ 5 chỉ tiêu thụ 1 kg. Điều sẽ xảy ra tiếp theo, từ năm 2019 – 2021, tiêu thụ thịt gia cầm bình quân đầu người trên toàn thế giới sẽ giảm một nửa do COVID-19. Trong khoảng thời gian này, không có gì xảy ra với nhóm thứ nhất, trong khi nhóm thứ hai, thứ ba và thứ tư sẽ chỉ giảm 1 kg. Tuy nhiên, nhóm cuối cùng sẽ giảm 1 kg trong khi họ chỉ tiêu thụ được 1 kg. Điều này nghĩa là bạn càng nghèo, đại dịch sẽ ảnh hưởng đến bạn càng nhiều. Phân tích cũng chứng minh rằng, khi thời kỳ khó khăn xảy ra, mọi người sẽ cắt giảm tiêu thụ thịt.

 

Thịt gà, “vua” của các loại thịt

Suy thoái do COVID-19 gây ra đã làm giảm nhu cầu thịt gà toàn cầu. Mặc dù nhu cầu ở Trung Quốc tăng lên, nhưng ở những nơi khác lại giảm. Đáng chú ý, các quốc gia xuất khẩu gia cầm hàng đầu lại là những nhà nhập khẩu nhiều nhất. Khi mất thu nhập và nền kinh tế suy giảm, họ sẽ nhập khẩu ít thịt gà hơn. Tuy nhiên, thương mại gia cầm toàn cầu sẽ ít bị ảnh hưởng hơn. Dù sụt giảm nhẹ trong năm 2021 và 2022 nhưng xuất khẩu sẽ không bị ảnh hưởng nhiều. Dự đoán này dựa trên thực tế, 88% tổng số thịt gia cầm được sản xuất và tiêu thụ ở cùng một quốc gia. Chỉ 12% chuyển sang thương mại do sự hạn chế từ hàng rào phi thuế quan và thuế quan. Hoạt động buôn bán nhỏ này, từ năm 2011 – 2019 vẫn ổn định.

“Cuộc chạy đua” sản xuất thịt gia cầm và thịt heo trong bối cảnh suy thoái kinh tế là một điều thú vị khác cần quan sát. Trong 3 năm qua, số liệu sản xuất thịt heo toàn cầu đã vượt sản lượng thịt gà. Tuy nhiên, năm 2021, sản lượng thịt heo được dự đoán sẽ thấp hơn sản lượng thịt gia cầm toàn cầu do ASF và COVID-19. Với sự suy thoái hình chữ U, sẽ rất thú vị khi xem 2 loại thịt sẽ phục hồi như thế nào và chắc chắn thịt gà sẽ là “Vua của các loại thịt”. 

TS. Paul Aho

Poultry Perspective

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *