Hiệu lực của eugenol và tỏi đối với gia cầm nhiễm bệnh NE

(Người Chăn Nuôi) – Một nghiên cứu đã phát hiện ra tiềm năng của hỗn hợp eugenol và tỏi như chất thay thế kháng sinh đối với tăng trưởng của gia cầm trong điều kiện thử thách với bệnh viêm ruột hoại tử (NE).

Bệnh NE khiến ngành gia cầm thiệt hại hơn 6 tỷ USD hàng năm. Bệnh lâm sàng có thể gây tỷ lệ chết đàn đột ngột lên đến 50%, còn nhiễm bệnh cận lâm sàng khiến vật nuôi kém ăn, giảm tăng trọng, gây suy yếu khả năng tiêu hóa và tăng tỷ lệ biến đổi thức ăn, tổn thương đường ruột và tiêu chảy.

Các loại kháng sinh bổ sung qua đường thức ăn thường được sử dụng để kiểm soát bệnh NE. Nhưng lệnh cấm hay hạn chế sử dụng kháng sinh tại nhiều quốc gia đang thúc đẩy người chăn nuôi tìm đến những giải pháp thay thế bằng chiết xuất thực vật.

 

Tỏi và eugenol

Một số hợp chất mang hoạt tính sinh học có nguồn gốc từ các loại thực vật được biết đến với đặc tính kháng khuẩn, kháng cầu trùng, kháng nấm, virus và chống ôxy hóa. Tỏi và các chất chuyển hóa từ tỏi đều có những đặc tính này. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hợp một chiết xuất phenolic giống hệt trong tự nhiên là eugenol cũng có những đặc tính này.

tác dụng của tỏi với gia cầm nhiễm bệnh NE

Nhóm nghiên cứu đã tiến hành đánh giá hiệu lực của những hợp chất thảo dược này lên hiệu suất tăng trưởng của gia cầm được thử thách với bệnh NE, đồng thời xem xét hiệu quả của hỗn hợp chiết xuất thảo dược và chất kháng khuẩn.

 

Nghiên cứu

Thử nghiệm gồm 960 gà con 1 ngày tuổi giống Cobb 500 được chia ngẫu nhiên vào 6 nghiệm thức, lặp lại 9 lần với mỗi nhóm gồm 20 gà con. Các nghiệm thức như sau: UC (đối chứng không thử thách, không bổ sung phụ gia hay chất kháng khuẩn trong thức ăn); CC (đối chứng thử thách, không bổ sung phụ gia hay chất kháng khuẩn trong thức ăn); PE (nhóm thử thách cộng thêm chiết xuất thảo dược chứa 10% eugenol và 10% tỏi ở tỷ lệ 1ppm); AM (nhóm thử thách cộng thêm chất kháng khuẩn chứa 50 ppm hợp chất narasin và nicarbazin); FA (nhóm thử thách cộng thêm liều hoàn chỉnh chất kháng khuẩn với chiết xuất thực vật); HAP (nhóm thử thách cộng thêm nửa liều kháng khuẩn với chiết xuất thực vật ở giai đoạn khởi đầu, tăng tưởng và vỗ béo).

 

Hiệu suất tăng trưởng của gia cầm

Giai đoạn khởi đầu (từ ngày 0 – 9): Trong giai đoạn khởi đầu, tăng trọng cơ thể, lượng ăn, tỷ lệ biến đổi thức ăn và tỷ lệ sống giữa các nhóm nghiệm thức tương tự nhau.

Giai đoạn tăng trưởng (từ ngày 9 – 12): Trong giai đoạn tăng trưởng, thách thức bệnh NE đã làm giảm đáng kể lượng ăn vào, tăng trọng cơ thể, tỷ lệ sống và tỷ lệ biến đổi thức ăn ở nhóm CC tăng cao hơn nhóm UC. Bổ sung chiết xuất thực vật đã cải thiện đáng kể tỷ lệ biến đổi thức ăn so với nhóm CC.

Gia cầm ở nhóm PE cho thấy sự cải thiện rõ ràng về tỷ lệ sống (3,9%) so với nhóm CC. So với nhóm AM, nhóm PE có tỷ lệ biến đổi thức ăn cao hơn và lượng ăn vào ít hơn, tăng trọng và tỷ lệ sống cũng thấp hơn. Ngoài ra, nhóm gia cầm FAP có tăng trọng, lượng ăn, tỷ lệ sống và FCR tương tự còn nhóm gia cầm HAP có lượng ăn vào thấp hơn, tăng trọng thấp hơn và FCR cao hơn so với nhóm AM. Tỷ lệ sống không thay đổi giữa các nhóm thử nghiệm phụ gia.

Giai đoạn vỗ béo (ngày 21 – 35): Ở giai đoạn vỗ béo, FCR ở nhóm gia cầm PE giảm đáng kể so với nhóm CC. So sánh với nhóm AM, gia cầm ở nhóm PE có FCR, lượng ăn, tăng trọng thấp hơn nhưng tỷ lệ sống tương tự. Nhóm gia cầm FAP và HAP có tăng trọng, lượng ăn, FCR và tỷ lệ sống tương tự nhóm AM.

Nghiên cứu này đã chứng tỏ rằng, bổ sung các phụ gia eugenol và tỏi vào thức ăn của gia cầm đã có tiềm năng cải thiện hiệu suất tăng trưởng và sức khỏe đường ruột cho vật nuôi, đồng thời làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh NE. Tuy nhiên, dù gia cầm được ở nghiệm thức AM được bảo vệ tốt hơn trước dịch bệnh, thì sự kết hợp của chất kháng khuẩn và PE đã không tạo ra hiệu lực hợp đồng ở các điều kiện hiện tại.

Dũng Nguyên

(Theo Allaboutfeed)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *