(Người Chăn Nuôi) – Chất lượng vỏ trứng là mối quan tâm lớn đối với người chăn nuôi gia cầm. Khi gà mái càng già đi, vỏ trứng sẽ càng có xu hướng mỏng hơn, làm tăng nguy cơ nứt vỡ, ảnh hưởng đến số lượng trứng thương phẩm. Vì vậy, cần có những biện pháp phòng ngừa để vỏ trứng dày và cứng hơn, kéo dài thời gian khai thác gà mái đẻ trứng chất lượng.
Nguyên nhân
Trong chăn nuôi thương mại, gà mái bắt đầu đẻ từ tuần thứ 18, đến tuần thứ 30 thì tỷ lệ sản xuất trứng đạt đến đỉnh cao sau đó năng suất giảm dần.
Kích cỡ, trọng lượng trứng sẽ tăng lên theo tuổi đẻ nhưng khối lượng vỏ trứng hầu như không thay đổi, đến tuần thứ 45 sẽ bắt đầu mỏng đi và nhẹ hơn theo thời gian. Trứng nứt vỡ ở những con gà mái già có thể vượt quá 20% và một khi số trứng bán ra trên mỗi mái quá thấp thì chúng sẽ bị loại thải.
Ngoài nguyên nhân trên còn do một số yếu tố khác như vật nuôi bị nhiễm độc tố nấm mốc làm tổn thương gan, từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến sự hình thành vỏ trứng, do stress nhiệt, gà ở giai đoạn thay lông… Thêm vào đó, tỷ lệ 90 – 95% thành phần khoáng chất tham gia tạo vỏ trứng là từ canxi cacbonat nhưng càng nhiều tuần tuổi, khả năng hấp thụ và chuyển hóa canxi và phốt pho của gà mái càng kém hiệu quả. Vì vậy gà mái cần được can thiệp dinh dưỡng hiệu quả, đúng cách để hỗ trợ quá trình chuyển hóa canxi và phốt pho giúp chất lượng vỏ trứng tốt hơn, ổn định hơn.
Biểu đồ thể hiện năng suất, trọng lượng trứng và độ dày vỏ trứng trong chăn nuôi gà đẻ thương mại. Nguồn: Phytobiotics.com – Tác giả: Murat Devlikamov
Giải pháp
Để quá trình sản xuất trứng thu được chất lượng vỏ tốt nhất, nhà chăn nuôi phải có chiến lược bổ sung canxi tăng dần theo thời gian vào khẩu phần ăn cho gà. Đặc biệt vào giai đoạn cuối của quá trình sản xuất trứng thì việc bổ sung một dạng canxi dễ tiêu hóa hơn vào chế độ ăn cho gà mái cũng rất quan trọng.
Như vậy gà mái sẽ có đủ canxi, không cần hoặc ít phải sử dụng đến nguồn canxi dự trữ, đảm bảo sức khỏe đàn gà đẻ, sản lượng và chất lượng trứng.
Khoáng chất có ảnh hưởng lớn thứ 2 đến chất lượng vỏ trứng là phốt pho.
Tuy nhiên quá nhiều phốt pho trong chế độ ăn uống sẽ làm giảm sự hấp thu canxi ở ruột. Do đó, các chế độ ăn của gà đẻ trứng hầu hết có xu hướng sử dụng phốt pho ở mức độ thấp.
Cùng với đó, Vitamin D là yếu tố cần thiết để hấp thụ canxi. Nhà chăn nuôi còn có thể thiết kế chuồng gà thoáng mát, đầy đủ ánh sáng để gà mái có môi trường phù hợp giúp gà hấp thu nguồn Vitamin D tự nhiên.
Ngoài canxi, một số khoáng chất vi lượng khác bao gồm kẽm, mangan và đồng cũng ảnh hưởng đến việc hình thành vỏ trứng. Nhà chăn nuôi nên đưa dạng hữu cơ vi lượng của những khoáng chất này vào thức ăn cho gà mái thay vì ở dạng vô cơ nhằm làm tăng sự hấp thụ.
Gifzoma, tăng cường chất lượng vỏ trứng
Với thành phần chính là các khoáng peptide chelate và dược liệu quý Sâm báo của vùng đất Thanh Hóa, bổ sung Gifzoma vào khẩu phần ăn của gà mái có công dụng tăng cường chất lượng vỏ trứng từ đó kéo dài thời gian sản xuất trứng chất lượng 4 – 8 tuần.
Các khoáng chất như canxi, kẽm, mangan trong Gifzoma được chelate với các peptide mạch nhỏ giúp tăng hàm lượng hấp thụ khoáng vào cơ thể vật nuôi trong quá trình tạo vỏ trứng, từ đó làm vỏ trứng dày hơn, đảm bảo số lượng trứng thương phẩm.
Các loại vitamin trong Sâm báo, nhất là Vitamin D hỗ trợ rất tốt cho việc hấp thu canxi vào cơ thể gà mái, kích thích quá trình tạo màng vỏ.
Sản phẩm Gifzoma được sản xuất bởi TVOne Việt Nam.
TVOne Việt Nam được thành lập với tầm nhìn góp phần phát triển ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi theo hướng sạch và bền vững đem lại lợi ích to lớn cho toàn xã hội. Quan tâm hàng đầu của TVOne Việt Nam là chất lượng sản phẩm và sự an toàn. TVOne Việt Nam sở hữu nhà máy đầu tiên tại Việt Nam sản xuất thức ăn bổ sung, phụ gia từ chiết xuất thực vật và tinh dầu được đặt tại Hòa Bình. Với dây chuyền máy móc hiện đại nhập khẩu đồng bộ từ châu Âu và quy trình nghiên cứu phát triển nghiêm ngặt, các sản phẩm của TVOne Việt Nam đạt tiêu chuẩn chất lượng cao.
Danh mục sản phẩm TVOne bao gồm nhóm sản phẩm thay thế thuốc kháng sinh và nhóm sản phẩm giúp gia tăng năng suất trong chăn nuôi, từ đó mang lại nguồn thực phẩm sạch, an toàn cho cộng đồng.