Đón đọc Tạp chí Thế giới Gia cầm số tháng 7/2024

(Người Chăn Nuôi) – Kính mời quý độc giả đón đọc Tạp chí Thế giới Gia cầm số tháng 7/2024 với chủ đề: “Chăn nuôi Gia Cầm: Thời cơ bứt phá”.

Thưa Quý bạn đọc!

Theo báo cáo của ngành nông nghiệp, ước tính tổng số gia cầm của cả nước tính đến thời điểm cuối tháng 6/2024 tăng khoảng 2,3% so với cùng thời kỳ năm 2023; sản lượng thịt gia cầm hơi xuất chuồng ước 1,21 triệu tấn, tăng 4,8%; sản lượng trứng gia cầm khoảng 10,1 tỷ quả, tăng 4,9% so với cùng kỳ.

Ngành gia cầm Việt Nam đã và đang có đóng góp lớn trong đời sống kinh tế – xã hội, đặc biệt ở nông thôn. Song để có thể phát triển hơn nữa trong nửa cuối năm 2024 và những năm tiếp theo sẽ vẫn cần nhiều chính sách hỗ trợ của Nhà nước cũng như sự tham gia tích cực hơn của các thành phần kinh tế. Đặc biệt là phải giải quyết bài toán về giá cả và cạnh tranh khi tình hình nhập khẩu thịt của nước ta vẫn tăng; trong khi đó, xuất khẩu gia cầm của Việt Nam dường như chỉ đang trong giai đoạn khai phá thị trường. 

Đã có nhiều đề xuất được đưa ra, nhiều giải pháp đồng bộ được triển khai, hy vọng các sản phẩm chăn nuôi nói chung và sản phẩm chăn nuôi gia cầm nói riêng của Việt Nam sẽ sớm tạo dựng được thương hiệu và chỗ đứng trên trường quốc tế.

Những vấn đề của ngành hàng gia cầm cũng phần nào thể hiện ra những bất cập của ngành chăn nuôi, trong đó có những tồn tại cố hữu. 

Theo Bộ NN&PTNT, cả nước hiện có 440 cơ sở giết mổ tập trung, nhưng lại có tới 24.858 cơ sở giết mổ động vật nhỏ lẻ. Điều đáng nói là hiện tại các cơ quan quản lý mới kiểm soát được khoảng 18,6% số cơ sở giết mổ nhỏ lẻ trên địa bàn. Trong khi số lượng cơ sở giết mổ nhiều nhưng chưa được kiểm soát, số cơ sở giết mổ tập trung, công nghiệp bảo đảm các điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm thì ngừng hoạt động hoặc cầm chừng. Đây là một “nút thắt” không dễ tháo gỡ của ngành chăn nuôi nước ta.

Trở lại với tình hình chăn nuôi gia cầm trên thế giới, năm 2024, sản xuất hay thương mại ngành hàng này đang có nhiều khả quan. Dự báo mới đây của Quỹ Tiền tệ quốc tế cho thấy, nền kinh tế toàn cầu sẽ tiếp tục suy thoái ít nhất đến cuối năm 2025. Do đó, các nhà xuất khẩu gia cầm sẽ được hưởng lợi do chi phí sản xuất thấp hơn và triển vọng chung của toàn ngành cải thiện. Theo nhận định của các chuyên gia, thương mại gia cầm toàn cầu trong quý cuối cùng năm 2024 có thể tăng 1%, riêng ngành hàng thịt gia cầm có thể cán mốc kỷ lục. 

Đây là một số vấn đề nổi bật trên Tạp chí Thế giới Gia cầm số tháng 7/2024. Trong đó, sẽ có những phân tích, những kiến nghị, đề xuất của các nhà quản lý, chuyên gia, doanh nghiệp và người chăn nuôi nhằm tìm giải pháp hóa giải những thách thức trong chăn nuôi gia cầm hiện nay, để đưa ngành hàng này vào quỹ đạo tăng trưởng, đúng với tiềm năng và lợi thế vốn có. Mời các bạn đón đọc.

Mời quý độc giả đón đọc.

Để đặt mua báo. Xin liên hệ: 

Phát hành – đặt mua các ấn phẩm:

Ngọc Ánh: 0963 555 554

Email: phathanhtggc@gmail.com

Giá bán Tạp chí Thế Giới Gia Cầm bản giấy là: 30.000 VNĐ/cuốn

Trân trọng!

Ban Biên tập

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *