Đẩy mạnh hoạt động khoa học và công nghệ ngành chăn nuôi

(Người Chăn Nuôi) – Bộ NN&PTNT vừa ban hành quyết định 3490/QĐ-BNN-CN phê duyệt kế hoạch thực hiện Đề án ưu tiên “Đẩy mạnh hoạt động khoa học và công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030”.

Đề án hướng đến mục tiêu tăng cường chất lượng và hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ ngành chăn nuôi, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Trong đó, xác định rõ các nhiệm vụ, nội dung công việc, thời hạn, sản phẩm dự kiến đạt được, gắn với chức năng, nhiệm vụ cụ thể của từng cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, các cơ quan, đơn vị liên quan trong việc tổ chức triển khai thực hiện. 

3490/QĐ-BNN-CN

Việt Nam đặt mục tiêu năm 2030 chuyển giao công nghệ đảm bảo 50 – 55% cơ sở chế biến thịt quy mô công nghiệp. Ảnh: Hương Giang

Theo Đề án này, một số dự án, chương trình trọng tâm dự kiến thực hiện như sau: 

Điều tra thực trạng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị của một số cơ sở nghiên cứu lĩnh vực chăn nuôi, qua đó đánh giá được thực trạng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị của một số cơ sở nghiên cứu lĩnh vực chăn nuôi. 

Cải tạo và mở rộng Trung tâm Bảo tồn nguồn gen vật nuôi Quốc gia nhằm bảo tồn nguồn gen vật nuôi, nuôi giữ giống gốc, đảm bảo sự đa dạng sinh học, làm nguyên liệu cho ngành chăn nuôi, góp phần an sinh xã hội và tạo sản phẩm giống vật nuôi chất lượng cao có khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Đầu tư nâng cấp và mở rộng Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển chăn nuôi miền núi. Nâng cấp được cơ sở vật chất, trang thiết bị Trung tâm nghiên cứu và phát triển chăn nuôi miền núi theo hướng hiện đại phục vụ công tác nghiên cứu và chuyển giao khoa học và công nghệ khu vực trung du, miền núi phía Bắc.

Nâng cấp và cải tạo được phòng Thí nghiệm trọng điểm công nghệ tế bào động vật.

Nghiên cứu chọn tạo giống vật nuôi chủ lực có năng suất, chất lượng cao đáp ứng cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Chọn tạo giống vật nuôi chủ lực công nghệ cao đáp ứng được 95% nhu cầu giống heo, 85 – 90% nhu cầu giống gia cầm, 100% nhu cầu giống thủy cầm, 70% giống bò thịt.

Điều tra thực trạng công tác chọn tạo giống vật nuôi chủ lực có năng suất, chất lượng cao. 

Nghiên cứu chọn tạo giống heo ngoại có năng suất, chất lượng cao. Chọn tạo được một số dòng/giống heo ngoại có năng suất, chất lượng cao bằng công nghệ hệ gen đáp ứng 95% nhu cầu giống heo.

Nghiên cứu chọn tạo dòng/giống gà lông màu có năng suất, chất lượng cao phù hợp với nhiều vùng sinh thái. Chọn tạo được một số dòng/giống gà lông màu có năng suất, chất lượng cao đáp ứng 85 – 90% nhu cầu giống gà lông màu trong nước.

Nghiên cứu chọn tạo dòng/giống thủy cầm có năng suất, chất lượng cao phù hợp với nhiều vùng sinh thái. Chọn tạo được một số dòng/giống thủy cầm (vịt, ngan) có năng suất, chất lượng cao đáp ứng 100% nhu cầu giống thủy cầm trong nước.

Nghiên cứu chọn lọc, nhân thuần một số giống bò ngoại và tổ hợp lai hướng thịt. Chọn lọc được một số giống bò thịt năng suất cao từ đàn bò nhập khẩu và xác định được một số tổ hợp bò lai hướng thịt chất lượng cao.

Nghiên cứu chọn tạo một số dòng/giống gia cầm bản địa có chất lượng và giá trị kinh tế cao, thích ứng với biến đổi khí hậu. 

Nghiên cứu phục tráng và phát triển một số giống gia súc, gia cầm bản địa có năng suất, chất lượng và giá trị kinh tế cao, thích ứng với biến đổi khí hậu. 

Nghiên cứu công nghệ sản xuất nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, thức ăn bổ sung, phụ gia, phụ phẩm công – nông nghiệp và thủy sản, chế phẩm sinh học, thảo dược, hợp chất thiên nhiên an toàn và thân thiện môi trường.  

Điều tra thực trạng công nghệ sản xuất nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, thức ăn bổ sung, phụ gia, phụ phẩm công – nông nghiệp và thủy sản, chế phẩm sinh học, thảo dược, hợp chất thiên nhiên an toàn và thân thiện môi trường. Đánh giá được thực trạng công nghệ sản xuất nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, thức ăn bổ sung, phụ gia, phụ phẩm công – nông nghiệp và thủy sản, chế phẩm sinh học, thảo dược, hợp chất thiên nhiên an toàn và thân thiện môi trường.

Nghiên cứu công nghệ sản xuất các loại nguyên liệu thức ăn giàu đạm, thức ăn bổ sung, phụ gia trong sản xuất thức ăn chăn nuôi heo và gia cầm. 

Nghiên cứu công nghệ chế biến phụ phẩm nông nghiệp và thủy sản làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi. 

Nghiên cứu công nghệ sản xuất chế phẩm sinh học, thảo dược, hợp chất thiên nhiên an toàn và thân thiện môi trường. 

Nghiên cứu chọn tạo, sản xuất và thương mại hóa các sản phẩm vi sinh, vật liệu độn chuồng trong chăn nuôi. Chuồng trại, quản lý chất thải chăn nuôi: chuyển giao công nghệ sản xuất trang thiết bị chuồng trại đáp ứng 80% nhu cầu, đảm bảo an toàn dịch bệnh hướng tới chăn nuôi bền vững.

Điều tra thực trạng sản xuất và thương mại hóa các sản phẩm vi sinh, vật liệu độn chuồng trong chăn nuôi. 

Nghiên cứu ứng dụng công nghệ chuồng trại, quản lý chất thải chăn nuôi hướng tới chăn nuôi bền vững. Ứng dụng được quy trình công nghệ chuồng trại, quy trình quản lý chất thải chăn nuôi nhằm nâng cao năng suất, tăng hiệu quả, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và đảm bảo an toàn dịch bệnh hướng tới chăn nuôi bền vững.

Nghiên cứu ứng dụng các quy trình công nghệ mới, tiên tiến, công nghệ cao xây dựng tiểu khí hậu chuồng nuôi nhằm nâng cao năng suất, tăng hiệu quả và giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đảm bảo an toàn dịch bệnh hướng tới chăn nuôi an toàn sinh học. Ứng dụng được quy trình công nghệ mới, tiên tiến, công nghệ cao xây dựng tiểu khí hậu chuồng nuôi nhằm nâng cao năng suất, tăng hiệu quả và giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đảm bảo an toàn dịch bệnh hướng tới chăn nuôi an toàn sinh học. 

Nghiên cứu, ứng dụng quy trình công nghệ để xử lý chất thải chăn nuôi nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả giết mổ, chế biến và phát triển thị trường sản phẩm chăn nuôi. Chế biến, bảo quản các sản phẩm chăn nuôi như thịt, trứng, sữa, mật ong và các sản phẩm giết mổ, chuyển giao công nghệ đảm bảo 50 – 55% cơ sở chế biến thịt quy mô công nghiệp và 90% cơ sở chế biến trứng quy mô công nghiệp đạt trình độ công nghệ tiên tiến vào năm 2030, đảm bảo đa dạng hóa sản phẩm phục vụ tiêu dùng nội địa và hướng tới xuất khẩu.

Điều tra, đánh giá thực trạng chế biến và phát triển thị trường sản phẩm chăn nuôi. 

Nghiên cứu công nghệ mới trong chế biến các sản phẩm có nguồn gốc từ vật nuôi và các sản phẩm phụ sau giết mổ. Xây dựng được quy trình công nghệ mới trong chế biến các sản phẩm có nguồn gốc từ vật nuôi và các sản phẩm phụ sau giết mổ nhằm đa dạng hóa sản phẩm phục vụ tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. 

Minh Khuê

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *