Chẩn đoán phân biệt bệnh ART, ILT ORT và IC

(Người Chăn Nuôi) – Bài viết nhằm tóm tắt và so sánh một số đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và bệnh tích mổ khám giữa 4 bệnh thường gặp trên gia cầm để giúp các nhà chăn nuôi và cán bộ kỹ thuật có giải pháp phù hợp trong phòng và trị các loại bệnh trên.

gà bị mù và thối mắt.

Ảnh 1: Biểu hiện gà bị mù và thối mắt.

phù nề đầu và thối mù mắt

Ảnh 2. Bệnh tích đặc trưng (phù nề đầu và thối mù mắt).

Viêm nhầy màu vàng dưới da vùng đầu

Ảnh 3: Bệnh tích đặc trưng (Viêm nhầy màu vàng dưới da vùng đầu)

Bệnh tích đặc trưng ở phổi.

Ảnh 4: Bệnh tích đặc trưng ở phổi.

TT

Chỉ tiêu so sánh ART ILT ORT

IC

1

Tên bệnh Avian RhinoTracheitis Infectius LarygoTracheitis Ornitho-RhinoTracheitis  Infectius Coryza
2 Căn nguyên gây bệnh Virus Avian Metapneumovirrus (MAPV) thuộc chi Paramyxoviridae Herpesvirus thuộc họ Herpes Viridae, theo phân loại thuộc Gallid Herpes virus chứa ADN Vi khuẩn cực bé, Gram âm: Ornithomicrobacterium thuộc nhóm Chlamydia

Vi khuẩn hiếu khí Haemophilus Paragalinarum (hay còn gọi là Avibacterium paragallinaru) gây ra.

3

Loài mắc bệnh Hơn 100 loài lông vũ (gia cầm, thủy cầm, hoang cầm) Các loài họ gà, và số ít thủy cầm Trên 400 loài lông vũ (gia cầm, thủy cầm và hoang cầm) Gà và họ gà và một số thủy cầm

Thiệt hại kinh tế

Tỷ lệ mắc 100% 15 – 70% 100%

100%

4

Tỷ lệ chết

0,4 đến  ≥ 50% (Việt Nam là 77%) 30 – 70% 70 – 80%, nếu không điều trị thì tỷ lệ chết tới 100% 5 – 20%
Tỷ lệ giảm đẻ Giảm rất mạnh từ 5 – 80% 10 – 40% 5 – 50%

5 – 40%

Giảm trọng lượng thịt

15 – 25% 10 – 15% 20 – 30%

10 – 30%

5

Phương thức truyền lây

Chỉ truyền ngang Cả truyền ngang và truyền dọc Cả truyền ngang và truyền dọc Chỉ truyền ngang 

6

Tuổi mắc bệnh

Sớm nhất lúc 9 – 10 ngày tuổi Sớm nhất lúc 3 tuần tuổi Sớm nhất lúc 3 – 7 ngày tuổi

Sớm nhất lúc 2 tuần tuổi

Bệnh nặng nhất lúc gà đẻ cao nhất

Nặng nhất từ 4 – 40 tuần tuổi Nặng nhất lúc 2 – 4 tháng  Bệnh nặng nhất lúc gà đẻ cao nhất

7

Mùa mắc bệnh

Bệnh mắc quanh năm. Nhưng phụ thuộc vào vệ sinh và mật độ chăn nuôi, nhiệt độ và độ ẩm Bệnh mắc quanh năm, tuy nhiên nhiệt độ cao + độ ẩm cao thúc đẩy bệnh nặng hơn Bệnh mắc quanh năm, tuy nhiên các yếu tố stress sẽ làm bệnh nặng hơn

Không phụ thuộc vào khí hậu, nhưng phụ thuộc vào vệ sinh và mật độ chăn nuôi

Mũi

Mũi bị viêm Thường xuyên Viêm mũi không thường xuyên Thường xuyên Thường xuyên

8

Chảy nước mũi Chảy nước mũi không đặc và luôn luôn lẫn bọt khí Chảy nước mũi nhưng không có bọt khí Chảy nước mũi nhưng không lẫn bọt khí

Chảy nước mũi nhưng không có bọt khí

Mắt

Mắt bị viêm – Viêm mắt, chảy nước mắt luôn lẫn nhiều bọt khí

– Viêm kết mạc

– Viêm mí mắt, mí mắt sưng mọng dính liền với nhau

Viêm mí mắt, viêm kết mạc không tạo bọt Viêm mắt 

Viêm mắt, chảy nước mắt luôn lẫn nhiều bọt khí

– Viêm kết mạc

– Viêm mí mắt, mí mắt sưng mọng dính liền với nhau

Mắt bị mù và thối mắt

Thường xuyên bị thối và mù mắt. Thi thoảng thấy mù mắt Thường xuyên thấy mù mắt

Thường xuyên bị thối và mù mắt

9

Đầu phù nề, sưng

Thường xuyên sưng phù đầu với tỷ lệ cao. Do đó còn có tên gọi Swollen Head Syndrom (SHS) Đôi khi gặp Thường xuyên xuất hiện nhưng với tỷ lệ không cao Thường xuyên gặp và là biểu hiện đặc trưng của bệnh

10

Cách thở

– Khó thở, thở ngáp nhưng không khó khăn như ORT.

– Thường xuyên nghe thấy tiếng rít ran lạo xạo trong khí quản.

Ngạt thở, ho từng cơn theo chu kỳ, đôi khi vẩy cả đờm lẫn máu ra khỏi mũi, miệng,… – Thở dốc, thở ngạt liên hồi theo từng cơn 

– Rướn cao cổ, lắc đầu khạc đờm. 

Gà bị tịt mũi khó thở, luôn phải há mồm để thở nên lưỡi thâm khô, hơi thở thở ra có mùi khó chịu.

11

Tiêu chảy

Thi thoảng có gây rối loạn tiêu hóa Không gây tiêu chảy Tiêu chảy phân vàng, vàng nâu xanh lẫn bọt khí liên tục không kiểm soát là bệnh chứng đặc trưng của ORT  Không gây tiêu chảy

Bệnh tích đặc trưng 

 

Viêm xuất huyết mí mắt Thường xuyên gặp nhưng dịch viêm luôn luôn kèm bọt khí Thỉnh thoảng mới gặp Thường xuyên gặp

Thường xuyên nhưng với tỷ lệ không cao.

Thường xuyên gặp, viêm mí mắt và  kết mạc mắt rất nghiêm trọng là bệnh tích đặc trưng nhưng không có bọt khí.

12

Phù nề đầu, thối mù mắt

Thường xuyên gặp, chiếm tỷ lệ rất cao, rất phổ biến Thi thoảng gây phù nề đầu, và một số ca bệnh kết mạc mắt đen lại,  gây mù mắt Thường xuyên gặp. Thường xuyên gặp, chiếm tỷ lệ cao và là đặc trưng của bệnh
Viêm nhầy hoại tử tạo Fibrin trong các xoang Thường xuyên gặp Thường gây viêm tiết dịch nhầy xoang dưới mắt làm phù lệch đầu nhẹ Không quan sát thấy lớp viêm nhầy màu vàng nằm sát ngay dưới da đầu và gáy cổ.

Thường xuyên gặp, đặc biệt là viêm mũi và các xoang: trán, mắt, mũi rất nặng ngay từ đầu.

Viêm nhầy màu vàng dưới da vùng đầu

Thường xuyên thấy lớp viêm nhầy đặc màu vàng nằm sát ngay dưới da đầu đặc biệt là gáy cổ. Không quan sát thấy lớp viêm nhày dưới da và vùng gáy cổ Không quan sát thấy lớp viêm nhày dưới da và vùng gáy cổ

Không có viêm nhày tiết dịch vàng dưới da vùng đầu, gáy cổ

13

Khí quản viêm nhầy, xuất huyết tạo Fibrin và bị Cazein hóa

Có thể thấy bất cứ đoạn nào của khí quản, các cục Fibrin đang bị Cazein hóa và luôn lẫn bọt khí, nằm rải rác hoặc từng mảng dọc theo khí quản. Viêm xuất huyết nhày lẫn máu rất nặng, nhiều trường hợp gà vảy khạc ra cả cục máu đông.. Thấy rõ nhất ở đoạn 1/3 cuối của khí quản, đặc biệt là ngã 3 rẽ chia thành 2 nhánh chính vào phổi, nút chặt khí quản hoặc cuống phổi là bệnh tích đặc trưng của ORT Không có biến đổi ở khí quản
14 Phổi Các ổ áp xe gây viêm xuất huyết màu đỏ, đỏ nâu trong phổi gây phù phổi. Không có các cục bã đậu trong phổi Ít khi gặp các cục, ổ fibrin rải rác trong phổi Các ổ áp xe nhanh chóng bị fibrin hóa tạo ra các cục lớn nhỏ giống như đậu phụ là bệnh tích đặc trưng của ORT

Không có biến đổi ở phổi 

15

Túi khí Túi khí mờ đục màu trắng ngà, nhưng luôn lẫn bọt khí (đây là điểm khác biệt rõ nét nhất so sánh với ORT) Hầu như không có biến đổi ở túi khí.  Thường xuyên thấy thành túi khí dày, mờ và được phủ nhiều cục Fibrin màu vàng với kích thước khác nhau. Đây cũng là bệnh tích điển hình của ORT. Thường xuyên thấy thành túi khí dày, mờ và được phủ nhiều cục fibrin màu vàng với đầy đủ kích thước khác nhau, đây cũng chính là bệnh tích  điển hình của ORT
16 Gan, thận, lách Sưng to, trên bề mặt các màng bao các cơ quan đó bị viêm nhầy xuất huyết bao phủ bởi các màng fibrin màu trắng ngà đôi khi lẫn bọt khí. Không có biến đổi đặc trưng Sưng to phì đại, trên bề mặt đôi khi phủ lớp màng bao màu vàng nhạt, khi bóc màng bao đó ra thấy vô số điểm li ti màu vàng  (rất dễ nhầm với tụ huyết trùng)

Không có biến đổi đặc trung

17

Buồng trứng

Viêm, thối nhiều trứng non bị dập vỡ gây viêm dính phúc mạc Buồng trứng ít bị ảnh hưởng Viêm, xuất huyết tạo Fibrin, nhiều trứng non bị thối, có màu vàng như trứng kho, bị dập vỡ gây viêm dính phúc mạc Buồng trứng ít bị ảnh hưởng

18

Ống dẫn trứng

Tồn lưu nhiều trứng hỏng trong ống dẫn trứng do gà không đẻ được. Viêm xuất huyết hoại tử bào mỏng thành ống dẫn trứng hoặc tang sinh làm thành ống dẫn trứng dày lên và cứng lại. Trong mọi trường hợp thì ống dẫn trứng đều ngắn hơn bình thường. Không  có sự biến đổi đặc trưng Ống dẫn trứng thường xuyên thấy viêm xuất huyết, hoại tử tạo Fibrin. Nhưng không thay đổi kích thước và độ dày.

Không  có sự biến đổi đặc trưng

>> Mặc dù 4 bệnh miêu tả ở trên đều là các bệnh ho hen ở gà với nhiều biểu hiện bệnh ký giống nhau nhưng cũng mang theo các nét đặc trưng riêng của mỗi bệnh và chúng ta hoàn toàn có thể dựa vào đặc điểm dịch tễ, lâm sang, bệnh tích để chẩn đoán phân biệt và khẳng định bệnh

Lê Văn Năm, Hoàng Đình Huấn, Nguyễn Hữu Phương, Trần Văn Đức, Nguyễn Thanh Bình

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *