(Người Chăn Nuôi) – Đây là nội dung Hội thảo vừa được Công ty TNHH Việt Pháp Quốc tế (Viphavet) phối hợp với Công ty Dopharma tổ chức tại Hà Nội vào sáng 23/8 và tại TP Hồ Chí Minh vào sáng 25/8. Tham dự có lãnh đạo Hiệp hội Chăn nuôi Gia cầm Việt Nam (VIPA); PGS.TS Võ Thị Trà An, Đại học Nông lâm TP Hồ Chí Minh và các lãnh đạo, đối tác khách mời của Công ty.
Thực trạng và xu hướng
Tại Hội thảo, PGS.TS Võ Thị Trà An (ảnh dưới), Giảng viên cao cấp Khoa Chăn nuôi Thú y, Đại học Nông lâm TP Hồ Chí Minh cho biết, kháng sinh là loại thuốc được sử dụng chủ yếu để chữa trị những bệnh do vi khuẩn gây ra.
Việc sử dụng kháng sinh chưa hợp lý, sử dụng sai cách hoặc lạm dụng kháng sinh trong phòng trị bệnh cho con người và động vật đã dẫn đến tình trạng vi khuẩn kháng kháng sinh hay còn gọi là vi khuẩn kháng thuốc gia tăng trên toàn thế giới. Hiện tượng kháng kháng sinh dẫn đến việc điều trị các bệnh truyền nhiễm trên người và động vật không đạt hiệu quả, mất nhiều thời gian, gia tăng tỷ lệ thương tật, thậm chí tử vong.
PGS.TS Võ Thị Trà An cũng thông tin, kháng sinh ra đời với ba mục đích chính gồm điều trị bệnh, phòng bệnh và kích thích sinh trưởng. Tuy nhiên, sau thời gian dài sử dụng, các nhà khoa học đã chứng minh rằng việc sử dụng kháng sinh để kích thích sinh trưởng và phòng bệnh ở liều thấp sẽ khiến vi sinh vật kháng thuốc gia tăng trên đàn vật nuôi.
Từ năm 2006, châu Âu đã chính thức cấm sử dụng kháng sinh nhằm mục đích sinh trưởng. Là nước phát triển chăn nuôi theo hướng hội nhập quốc tế, Việt Nam đã nội luật hóa nhiều điều ước, cam kết quốc tế, hiệp định thương mại,… mà Việt Nam là thành viên, liên quan tới các quy định giảm sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi.
Theo Luật Thú y 2015 và Luật Chăn nuôi 2018, Việt Nam đã cấm sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi với mục đích kích thích sinh trưởng. Đối với mục đích phòng và điều trị bệnh thì chỉ được phép sử dụng trong danh mục được phép sử dụng.
Căn cứ theo Thông tư số 12/2020/TT-BNNPTNT, Thông tư số 21/2019/TT-BNNPTNT và Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21/01/2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi, 3 nhóm kháng sinh gồm đặc biệt quan trọng, rất quan trọng và quan trọng, thì không được trộn vào thức ăn nhằm mục đích phòng bệnh.
Nhóm kháng sinh ít quan trọng thì được sử dụng trộn vào thức ăn để phòng bệnh, nhưng với điều kiện thuộc danh mục thuốc thú y được phép lưu hành. Bên cạnh đó, chỉ được sử dụng kháng sinh trong sản xuất thức ăn chăn nuôi theo đơn của người có chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật.
Thực tế, nhu cầu gia cầm vẫn tăng, dự kiến lượng kháng sinh tiêu thụ cho chăn nuôi tăng. Cụ thể, toàn cầu tăng 67% trước năm 2020 so với năm 2010; Ở châu Á, đạt 51,851 tấn trước 2030, chiếm 82% lượng tiêu thụ toàn cầu 2010, với nuôi quy mô lớn: 20.000 – 1.000.000 con.
Theo PGS.TS Võ Thị Trà An, nguyên tắc dùng kháng sinh trong chăn nuôi gồm: đúng liều, đường cấp, nhịp cấp và thời gian “Nhanh – Mạnh – Đủ lâu”. Và người chăn nuôi cần dùng kháng sinh hợp lý: chúng ta sẽ thực hiện được, nếu chúng ta có khát vọng và có các hướng dẫn.
Giải pháp sử dụng kháng sinh
Diễn giả Cao Văn Quang tại Hà Nội và BSTY. Hoàng Ngọc Bình tại TP Hồ Chí Minh đã chia sẻ Chiến lược sử dụng kháng sinh hiệu quả từ Viphavet tới các đại biểu. Bài thuyết trình của diễn giả đã nêu thực trạng sử dụng kháng sinh trên gia cầm hiện nay có rất nhiều lựa chọn cho sản phẩm kháng sinh, quy trình phòng kháng sinh dày đặc, sử dụng kháng sinh không đúng liệu trình, phần lớn các trại gà đều không đảm bảo an toàn sinh học, không kiểm tra chất lượng nước định kỳ…
Vì vậy, Viphavet đã đưa ra Bộ giải pháp chăn nuôi: An toàn sinh học (DT Foam; Prophyl 75), vaccine phòng bệnh do vi khuẩn: Mycoplasma (Vaxsafe MG/MS), Thương hàn (Gallimume Se+St) cho gà thịt, gà đẻ thương phẩm, gà giống); Sản phẩm thay thế như AseaD là sản phẩm tăng cường sức khỏe đường ruột; Algimun là dòng sản phẩm tăng cường miễn dịch; Ưu tiên trong chương trình phòng bệnh thay thế kháng sinh); Kháng sinh (Sử dụng có kiểm soát, đánh giá; Làm kháng sinh đồ định kỳ 2 lần/năm đối với những mầm bệnh thường xuyên gây bệnh: E.Coli, Clostridium, Coryza…; Dùng kháng sinh đúng quy trình và dùng hàng chất lượng).
BSTY. Hoàng Ngọc Bình chia sẻ Chiến lược sử dụng kháng sinh hiệu quả từ Viphavet
Ngoài ra, Viphavet còn có dịch vụ tốt nhất đem tới khách hàng, người chăn nuôi. Với nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP-WHO và vận hành theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008. Đội ngũ bác sĩ thú y, kỹ thuật thủy sản nhiều kinh nghiệm và vững kỹ năng. Phòng chẩn đoán xét nghiệm thú y – Vipha.Lab – bạn đồng hành cùng nhà chăn nuôi, là công cụ hỗ trợ chẩn đoán trong phòng xét nghiệm, giúp chẩn đoán lâm sàng thêm chính xác, nhanh chóng, mang lại hiệu quả điều trị kịp thời, chất lượng cao nhất…
Cũng tại Hội thảo, diễn giả Nguyễn Minh Đức đã chia sẻ bài thuyết trình về Giải pháp kháng sinh và bổ trợ trong chăn nuôi. Khi sử dụng kháng sinh điều trị cần: chẩn đoán đúng, đúng thuốc, đúng liều, đúng liệu trình, ngưng đúng để hiệu quả phòng trị cao và bảo vệ sức khỏe người sử dụng. Các sản phẩm nổi trội và đặc biệt hiệu quả như: Ronaxan, Phosretic, Heparenol… Điển hình, Ronaxan 500 g cho hiệu quả nhanh trên vật nuôi, thời gian đạt nồng độ tối đa trong máu nhanh tương đương cấp thuốc qua tiêm tĩnh mạch (T.max = 4h). Công nghệ đặc biệt trên tá dược từ Coophavet – Dopharma giúp hạn chế tối đa hiện tượng này. Ronaxan và Doxyline WSP 50% có được kết quả tốt nhất nhờ quy trình Micronisation mới trong sản xuất. Tập trung nồng độ cao tại mô phổi: Hàm lượng Doxycycline đo được tại phổi cao gấp 1,8 lần nồng độ trong máu: phân tử tập trung cao tại các cơ quan đích (phổi và phế nang); Tác dụng kéo dài tái hấp thu thuốc dạng hoạt động nhờ chu trình gan – mật.
Cũng theo diễn giả Nguyễn Minh Đức, trong chăn nuôi, cần sử dụng các sản phẩm có tác dụng giải độc (tăng cường chuyển hóa) bởi nó giúp ngăn ngừa các vấn đề thường trực trong chăn nuôi; Bổ sung các thiếu hụt trong khẩu phần ăn – giai đoạn cuối; Hỗ trợ cơ thể tại các “thời điểm” nhạy cảm quan trọng; Phục hồi cơ thể sau bệnh hoặc liệu trình điều trị; Chuẩn bị tốt chống lại các yếu tố nguy cơ (stress, ngoại cảnh, bệnh lý).
Bên cạnh những sản phẩm sử dụng điều trị thì sát trùng chuồng trại cũng rất quan trọng. Hiểu được điều đó, Viphavet – Dopharma cũng đưa ra quy trình nghiêm ngặt và những sản phẩm nổi trội như: DT Foam giúp tẩy trùng sủi bọt, tẩy rửa chuồng trại; Prophyl 57 sát trùng hiệu quả với nấm và bảo tử nấm, vi khuẩn, virus…
Ông Đài Xuân Thạch (chủ trang trại chăn nuôi Thái Nguyên) cho biết, việc sử dụng trọn bộ sản phẩm Viphavet cho hiệu quả đàn gia cầm cao hơn hẳn, giảm chi phí chăn nuôi… Đặc biệt, đội ngũ tư vấn viên nhiệt tình, hỗ trợ kỹ thuật tận nơi nên người chăn nuôi rất yên tâm.
Tại Hội thảo, những thắc mắc của đại biểu, người chăn nuôi được các diễn giả, kỹ thuật viên giải đáp cụ thể, chi tiết.
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm
Nhóm PV