(Người Chăn Nuôi) – Ngành chăn nuôi gà thịt lông màu Việt Nam đang phát triển rất nhanh với sự gia tăng nhanh về quy mô, chuồng trại đầu tư hiện đại, kỹ thuật chăn nuôi được cải thiện, nguồn gen giống bản địa phong phú, đặc biệt là những giống gà bản địa có chất lượng thịt thơm ngon.
Mặc dù ngành chăn nuôi gà thịt lông màu có sự tăng trưởng nhanh về quy mô, đa dạng giống vật nuôi phù hợp với nhiều thị hiếu tiêu dùng thực phẩm khác nhau nhưng đồng thời ngành cũng đối diện với rất nhiều rủi ro về dịch bệnh, giá thức ăn tăng cao, giá thành xuất bán thấp hơn giá sản xuất khiến tình trạng thua lỗ kéo dài.
Hiện nay, việc kiểm soát dịch bệnh rất khó khăn, đặc biệt là kiểm soát bệnh có khả năng truyền dọc từ đàn giống bố mẹ sang gà con. Một trong số đó là bệnh Lymphoid Leukosis (Leukosis), đây là vấn nạn lớn của ngành chăn nuôi gia cầm nói chung và chăn nuôi gà thịt lông màu nói riêng. Bệnh Leukosis hiện nay chưa có vaccine để phòng bệnh.
Để giúp nhà chăn nuôi nhận diện đặc điểm bệnh và nâng cao hiệu quả phòng ngừa bệnh Leukosis trên đàn gà, Công ty TNHH Olmix Asialand Việt Nam sẽ chia sẻ chi tiết về các biểu hiện lâm sàng trên gà thịt lông màu, đồng thời giới thiệu các biện pháp phòng tránh phù hợp nhằm bảo vệ đàn gà luôn khỏe mạnh và phát triển ổn định.
1. Cơ chế gây bệnh và phân loại virus ALV ở gà
1.1. Sinh bệnh học
- Virus gây bệnh bạch cầu ở gia cầm (Avian Leukosis virus – ALV) là một loại virus truyền nhiễm gây ra căn bệnh khối u ở gia cầm.
- ALV là một loại RNA virus sợi đơn có vỏ bọc thuộc giống Alpharetrovirus, họ Retroviridae gây ra.
- Gà là vật chủ tự nhiên của virus ALV
1.2. Phân nhóm bệnh Lymphoid Leukosis
- Ở gà tìm thấy 6 phân nhóm A, B, C, D, E, G, J
- Phân nhóm E là nhóm ALV nội sinh được tạo ra do sự tích hợp vào AND của tế bào vật chủ.
- Phân nhóm A và B thường gặp trên gà nhiễm ALV thực địa.
- Phân nhóm J được phân lập lần đầu tại Anh năm 1988, sau đó được tìm thấy trên gà thịt ở nhiều nước trên thế giới, là nhóm vi rút cường độc gây u tủy và gây thiệt hại lớn về kinh tế.
Đặc điểm | Phân nhóm | |
A, B, C, D, J | E | |
Nhóm | Ngoại sinh | Nội sinh |
Truyền lây | Truyền dọc Truyền ngang |
Truyền dọc |
Thiệt hại kinh tế | Phân nhóm A,B tạo khối u Phân nhóm J tạo khối u, gây thiệt hại kinh tế Tần suất gây bệnh giảm trên dòng mái, nhưng tăng trên dòng trống hướng thịt |
Thấp hoặc không có Có khả năng gây đột biến gen trở thành virus ngoại sinh |
1.3. Sức đề kháng:
- Virus ALV có vỏ bọc nên rất mẫn cảm với nhiệt độ và các chất sát trùng thông thường: virus bị diệt ở nhiệt độ 50°C trong 8,5 phút và ở 60°C trong 0,7 phút
- Virus chỉ tồn tại được ở pH từ 5 – 9, nếu nằm ngoài biên độ pH này, hoạt tính của virus sẽ mất đi một cách nhanh chóng.
- Với tia cực tím: ALV có sức đề kháng tương đối tốt với tác động của tia cực tím.
1.4. Sự truyền lây
- Virus truyền lây theo chiều dọc từ gà mái sang gà con qua trứng hoặc truyền ngang từ gà này sang gà khác qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp.
- Vai trò của con trống trong việc truyền dọc ALV là không rõ ràng, tuy nhiên con trống đóng vai trò là vật mang virus và nguồn lây nhiễm qua đường sinh dục cho gà mái thông qua quá trình phối giống.
- Tỷ lệ nhỏ gà con bị nhiễm bệnh qua truyền dọc nhưng có vai trò quan trọng trong việc duy trì sự lây nhiễm.
- Virus bài thải qua phân, lây lan và truyền ngang tỷ lệ cao hơn rất nhiều so với truyền dọc.
- Tỷ lệ truyền ngang tăng nhanh ở tuần tuổi đầu tiên và giảm dần ở các tuần tuổi sau đó.
- Gà bị nhiễm bệnh do truyền dọc hoặc truyền ngang trong những tuần tuổi đầu tiên dễ biểu hiện triệu chứng lâm sàng hơn những con bị nhiễm do truyền ngang ở độ tuổi lớn hơn.
- Nuôi nhốt theo nhóm nhỏ, trong các lồng riêng biệt không tiếp xúc trực tiếp với phân và chất độn giúp hạn chế tỷ lệ lây truyền ngang virus.
1.5. Có bốn nhóm nhiễm ALV được ghi nhận ở gà trưởng thành:
- Không có nhiễm virus huyết, không có kháng thể (V-A-): đàn không nhiễm bệnh và các con gà có di truyền đề kháng với bệnh
- Không nhiễm virus huyết, có kháng thể (V-A +): gà nhiễm bệnh, tiêm vaccine làm từ phôi gà có nhiễm ALV
- Virus huyết, có kháng thể (V + A +): tái nhiễm do gà có hiệu giá kháng thể thấp (truyền ngang)
- Nhiễm virus huyết, không có kháng thể (V + A-): lây truyền dọc, phôi nhiễm bệnh bẩm sinh, nồng độ virus cao trong máu và mô, gà không sinh kháng thể chống lại mầm bệnh, phát bệnh khối u khi trưởng thành.
Virus huyết | Kháng thể | ||
V-, A- | Không | Không | Đàn âm tính |
V-, A+ | Không | Có | MDA (Gà giống bị nhiễm bệnh, vắc xin chứa mầm bệnh) |
V+, A+ | Có | Có | Tái nhiễm do hiệu giá kháng thể thấp
(Truyền ngang) |
V+, A- | Có | Không | Lây truyền dọc (Bẩm sinh) |
Đánh giá sự lưu hành virus ALV trên đàn giống bố mẹ thực địa bằng phương pháp RT-PCR – đề tài kiểm tra năm 2022
Đánh giá lưu hành ALV trên gà giống bố mẹ gà thịt lông màu (RT – PCR) | |||
Trại | Số lượng | Số mẫu dương tính | Tỷ lệ (%) |
TN | 40 | 14 | 35.00 |
HN – 1 | 30 | 4 | 13.33 |
HN – 2 | 60 | 20 | 33.33 |
VP | 60 | 3 | 5.00 |
BN | 30 | 3 | 10.00 |
Tổng | 220 | 44 | 20.00 (%) |
2. Triệu chứng của bệnh Leukosis trên gà:
- Các dạng bệnh phổ biến nhất là bệnh bạch cầu Lymphoid (LL) và bệnh bạch cầu Myeloid (ML). Các dấu hiệu lâm sàng thường không đặc hiệu, khi mổ khám có thể tìm thấy khối u dạng hạt hoặc dạng lan tràn ở các cơ quan nội tạng.
- Thông thường, tỷ lệ tử vong do khối u thấp 1-2%, nhưng trong những trường hợp nghiêm trọng, tỷ lệ tử vong do khối u có thể lên tới hơn 20%.
- Nhiễm virus ALV khi không có bệnh tích rõ ràng có thể ảnh hưởng xấu đến năng suất của gà đẻ trứng. So với những con không thải virus, những con mái thải virus sản xuất ít hơn 20-35 quả trứng trên mỗi mái nuôi đến 497 ngày tuổi, tuổi đẻ trứng đầu tiên muộn hơn, đẻ trứng nhỏ hơn. Tỷ lệ chết do các nguyên nhân không phải khối u cao hơn 5–15%, khả năng sinh sản thấp hơn 2,4% và khả năng nở thấp hơn 12,4%.
2.1. Bệnh bạch cầu dòng lympho (LL: Leukosis including Lymphoid)
- Do ALV-A và ALV-B gây bệnh cho gà > 16 tuần tuổi.
- Gà ủ rũ, xanh xao, nhẹ cân.
- Gan, thận và lách sưng to rõ rệt.
- Khối u nằm cục bộ hoặc khuếch tán trong nội tạng.
Một số gà có thể xuất hiện khối u xương, màu vàng đến xám
gà ủ rũ, ăn kém, nhợt nhạt
u xương ức ở gà
u gan ở gà thịt
u thận ở gà thịt
2.2. Bệnh bạch cầu dòng tủy (ML: Myeloid Leukosis)
- Do ALV-J gây bệnh cho gà ≥ 4 tuần tuổi, tỷ lệ biểu hiện khối u không cao ở gà < 8 tuần tuổi.
- Gà ủ rũ, xanh xao, chán ăn, chậm tăng trưởng và độ đồng đều kém.
- Gây khối u máu, suy tủy.
- ALV-J gây bệnh trên gà đẻ:
- Tỷ lệ chết cao.
- Nhiều khối u ở nội tạng, ở các mô nằm cạnh xương ức, xương sườn, đốt sống, khớp hông, thanh quản và khí quản.
- Giảm đẻ, giảm trọng lượng trứng và tỷ lệ phôi.
- Gà con từ đàn bố mẹ nhiễm ALV-J có hiệu quả CHĂN NUÔI KÉM.
- U máu trên da, cánh, gan, lách
- U đa cơ quan nội tạng: gan, túi Fabricius, phổi, màng treo ruột, xương.
- U nguyên bào thanh, khí quản do nhiễm ALV-J
- u máu ở ngực
u máu ở gan
- u nguyên bào thanh khí quản
u ở phổi
- u máu ở lách
3. Chẩn đoán bệnh Leukosis
- Bệnh gây bệnh tích khối u, các tổn thương nội tạng của bệnh Leukosis và Marek không thể phân biệt được bằng khám nghiệm đại thể.
Bệnh Leukosis Marek Độ tuổi phát bệnh Thường sau 16 tuần tuổi 4-6 tuần tuổi Tỷ lệ mắc Thường dưới 5% Thường trên 5% Tuần tuổi có tỷ lệ chết cao nhất 24-40 tuần 10-20 tuần Truyền lây Truyền dọc từ mẹ sang con
Truyền ngangChỉ truyền ngang từ con ốm sang con khỏe Liệt Không Có Mắt Không Dãn đồng tử mắt, có thể bị mù U trên da U máu U dạng hạt ở nang lông U xương U trong xương Không có khối u trong xương Dây thần kinh ngoại biên Không sưng Sưng to, điển hình dây thần kinh đùi Khối u ở túi fabricius Có hình thành khối u Túi Fabricius có thể teo, không hình thành khối u Hình thái khối u Khối u không có ranh giới rõ ràng với tổ chức còn lại Khối u có ranh giới rõ ràng với tổ chức còn lại Bảng so sánh chẩn đoán phân biệt các triệu chứng – bệnh tích lâm sàng đại thể giữa Leukosis và Marek
- U máu trên da ở gà đẻ thương phẩm lông trắng do Leukosis
Khối u nang lông do nhiễm Marek
U gan Marek
U gan Leukosis Giãn đồng tử mắt ở gà nhiễm Marek Trái: Bình thường – Phải: Nhiễm Marek
Giãn đồng tử mắt ở gà nhiễm Marek Trái: Bình thường – Phải: Nhiễm Marek
Khối u ở gan, lách, dạ dày tuyến, dây thần kinh đùi do Marek
Khối u ở gan, lách, dạ dày tuyến, dây thần kinh đùi do Marek
Chẩn đoán bệnh có thể thực hiện được trong hầu hết các trường hợp khi kiểm tra mô bệnh học, tuy nhiên người đọc kết quả cần có kinh nghiệm đọc bệnh tích vi thể chuyên sâu.
Ngoài các chỉ tiêu lâm sàng, cần phải dựa trên các xét nghiệm RT-PCR, mô bệnh học, hóa mô miễn dịch để phân biệt giữa virus bệnh Marek và Leukosis.
Vì ALV rất phổ biến ở gà nên việc phát hiện kháng nguyên P27 hoặc kháng thể ở đàn bị ảnh hưởng có giá trị hạn chế trong chẩn đoán.
4. Cách phòng ngừa bệnh Leukosis hiệu quả
Khác với bệnh Marek, hiện nay trên thế giới chưa có vaccine nào có thể bảo vệ đàn gà khỏi bị nhiễm trùng ALV. Bệnh do virus gây ra nên không có thuốc điều trị đặc hiệu. Bệnh xảy ra rải rác, tỷ lệ ốm chết không cao nếu không có nhiễm trùng kế phát. Trên những đàn gà thịt có vấn đề ALV cần hộ lý tốt và đưa một số sản phẩm bổ trợ:
+ Lọc loại gà bệnh, thực hiện vệ sinh – sát trùng để ngăn chặn truyền ngang.
+ Tăng miễn dịch cho tổng đàn bằng Searup với liều 1ml/10kg thể trọng.
+ Giải độc gan bằng Heparenol với liều 1ml/10kg thể trọng.
+ Giải độc thận bằng Phosretic với liều 1ml/10kg thể trọng.
+ Liệu trình 5 ngày liên tục.
Heparenol 1L và 5L
Phosretic 1kg
Searup Still 1L và 5L
Kiểm soát ALV trên đàn giống là yếu tố then chốt để kiểm soát và giảm áp lực của bệnh trên đàn gà thịt thương phẩm. Các biện pháp an toàn sinh học nghiêm ngặt kết hợp với việc giám sát chặt chẽ đàn giống trên từng cá thể là ưu tiên hàng đầu.
- Nhập con giống ở những đơn vị sản xuất có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo gà con âm tính với ALV.
- Tránh phối tinh nhân tạo hoặc tiêm vaccine chung kim để ngăn ngừa lây lan virus.
- Kit ELISA thương mại được sử dụng phổ biến trên thị trường để phát hiện kháng thể chống lại các phân nhóm ALV-A, B hoặc ALV-J.
- Xét nghiệm ELISA tìm kháng nguyên chung P27 của virus ALV có thể phát hiện được tất cả các nhóm ALV nội sinh và ngoại sinh do nhiễm trùng bẩm sinh hoặc sau sinh trên mẫu swab lòng trắng trứng, swab lỗ huyệt hoặc huyết thanh có ý nghĩa trong việc sàng lọc gà nhiễm bệnh.
- Trích dẫn: Bệnh Lymphoid Leukosis – mối nguy âm thầm trên đàn gà thịt lông màu! Virus ALV truyền dọc từ mẹ sang con, truyền ngang trong đàn và có thể gây khối u nội tạng, làm thiệt hại kinh tế đáng kể. Nguy hiểm hơn, bệnh hiện chưa có vaccine phòng ngừa. Tỷ lệ nhiễm tại các trại giống lên tới 35% – cảnh báo một rủi ro không thể xem nhẹ!
BSTY. Dương Thị Hợi – Nhân viên kỹ thuật Miền Bắc
Công ty TNHH Olmix Asialand Việt Nam