Người Chăn Nuôi số 41

Xuất bản tháng 7 – 2018

Thưa quý vị bạn đọc!

Đã bước sang quý III, ngành chăn nuôi Việt Nam đang chứng kiến những điểm sáng rất triển vọng.

Trước tiên, đó là việc chăn nuôi heo đã dần khởi sắc, giá heo thương phẩm vẫn duy trì ở mức đảm bảo người nuôi lãi khá, khả năng tái đàn rất cao. Cùng đó, là việc Tập đoàn Mavin vừa xuất khẩu thành công lô thịt heo sang thị trường Myanmar. Đây là lô sản phẩm thịt heo sạch từ nguồn, an toàn vệ sinh tuyệt đối và có thể truy xuất nguồn gốc. Theo chia sẻ của Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám, việc xuất khẩu thịt heo thành công sang Myanmar với mức giá cao hơn khá nhiều so với giá thị trường trong nước đã mở ra một hướng đi đầy triển vọng cho chăn nuôi heo nói riêng và ngành chăn nuôi nói chung.

Như vậy, cùng với việc xuất khẩu thịt gà sang Nhật Bản trong năm 2017, việc thịt heo của Việt Nam được thị trường Myanmar chấp nhận đã mở ra triển vọng tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành. Vậy nhưng, nhìn từ thực tế, để làm được điều này, ngành chăn nuôi Việt Nam còn rất nhiều việc phải làm. Trước tiên đó là việc thay đổi nội lực trong ngành. Bởi theo đánh giá, trong các báo cáo về ngành chăn nuôi hàng tháng, hàng năm, các con số được quan tâm cũng như các mục tiêu đặt ra thường là số lượng tổng đàn trong chăn nuôi tăng bao nhiêu, tổng sản lượng trứng và thịt tăng bao nhiêu… Nhưng theo các chuyên gia thị trường quốc tế thì điều Việt Nam cần quan tâm hơn nữa chính là việc xây dựng các nhà máy chế biến, xây dựng các trung tâm giết mổ hiện đại để đảm bảo vệ sinh an toàn, tiêu thụ nội địa và tiến đến xuất khẩu sản phẩm. Vì nếu vẫn còn duy trì việc giết mổ ở chợ và các điểm giết mổ thủ công thì rất khó mở rộng xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi.

Sự chậm trễ trong công nghiệp giết mổ và chế biến đã khiến cho ngành chăn nuôi Việt Nam bỏ lỡ nhiều cơ hội xuất khẩu khi rất nhiều đối tác đến từ châu Á và châu Âu đã không thể ký kết các hợp đồng xuất khẩu gà và heo do hệ thống giết mổ, chế biến tại Việt Nam chưa đạt yêu cầu.

Tuy nhiên, điều này có lẽ sẽ sớm được cải thiện, khi hiện nay, phần lớn các nhà máy sản xuất sản phẩm chăn nuôi được định hướng đầu tư để xuất khẩu. Các doanh nghiệp đều nhìn thấy tiềm năng xuất khẩu các sản phẩm chế biến và từng bước xây dựng hệ thống hạ tầng tương ứng. Các dự án đầu tư vào chế biến xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi hiện đại mới được xây dựng, có thể từ năm 2020 trở đi, sản phẩm chăn nuôi qua chế biến của Việt Nam sẽ chinh phục thị trường nội địa và có tiềm năng xuất khẩu rất lớn.

Đi sâu phân tích những nội dung này, Đặc san Người Chăn nuôi mong muốn thêm tiếng nói vào chủ trương và định hướng phát triển của ngành, góp phần để chăn nuôi Việt Nam phát huy tối đa lợi thế. Mời các bạn đón đọc và góp ý.

Mời các bạn đón đọc.    

Để đặt mua báo. Xin liên hệ: 

Phát hành – đặt mua các ấn phẩm:

Bảo Ngọc: 098 999 1977 / Thu Trang: 0974 916 886

Vũ Na: 0978 233 492 / Ngọc Ánh: 0963 555 554/ Nguyệt Nga: 098 453 99 88

Email: phqcnguoichannuoi@gmail.com

hoặc quý độc giả có thể điền thông tin vào form thông tin kế bên, chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất với bạn.

Trân trọng!

Ban biên tập

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *