Trại nhiều ruồi – Heo chậm lớn

1 con heo phải mất tới 121 ngày mới xuất chuồng tại những trại heo thịt có nhiều ruồi, trong khi ở trại kiểm soát ruồi tốt, heo chỉ cần 109 ngày là chủ trại có thể đem bán. Tiến sĩ Kai Sievert, một chuyên gia về kỹ thuật chăn nuôi cho biết.

 

Cả ở trại gà và trại bò, thiệt hại do ruồi gây ra cũng rất đáng kể. Đối với gà, ruồi sẽ lan truyền 1 loại giun sán có tên là cestodosis, loại giun sán này tác động đến hệ sinh sản của gà khiến lượng trứng sụt giảm 10%. Trong khi ở bò, Stomoxys calcitrans lan truyền từ các vết do ruồi cắn, sẽ làm bò sụt giảm tăng trưởng tới 20%.

 

Ít ai biết rằng 1 con ruồi có thể mang theo hơn 100 loại vi trùng, vi khuẩn, trứng giun, và cả nấm. Trong đó có khoảng 65 loại gây hại cho vật nuôi và cả con người.

 

Ruồi cũng có thể mang bệnh từ trại nuôi heo này qua trại heo kia, và ngay cả các trại heo tiên tiến cũng chưa có cách nào ngăn chặn sự lây lan bệnh này, ngoài việc tiêu diệt ruồi và ngăn chúng đột nhập vào trại.

 

Trước tình hình hạn chế sử dụng kháng sinh trên heo và các loại vật nuôi khác như hiện nay, việc ngăn chặn ruồi để giảm bớt nguy cơ lây nhiễm bệnh trên heo trở nên 1 vấn đề quan trọng.

 

Ở những vùng có khí hậu nóng, thì ruồi sinh sản càng mạnh mẽ. Nơi nào có nhiệt độ cao, ruồi sẽ giảm vòng đời lại. Ở 16 độ C, 1 con ruồi phải mất 50 ngày để trưởng thành, tức là từ lúc ruồi mẹ đẻ trứng cho tới khi trứng nở và ruồi con có thể đẻ trứng sẽ mất 50 ngày. Nhưng khi nhiệt độ là 25 độ C, ruồi chỉ mất 16 ngày để trưởng thành, và nếu ở 35 độ C thì rút ngắn còn 7 ngày.

 Ruồi tại trại heo

Tiến sĩ Sievert cho biết, cách chống ruồi bằng cách phun thuốc trừ sâu và các loại thuốc chống ruồi khác cũng đem lại những hiệu quả khá tích cực. Tuy vậy, ông nhấn mạnh rằng các trang trại nên làm lưới ngăn ruồi ở các cửa sổ và cửa ra vào. Trong 100 trang trại đã lắp ráp hệ thống lưới chống ruồi mà Tiến sĩ Sievert đang nghiên cứu, tỉ lệ bệnh Campylobacter đã giảm từ 55% xuống còn 15%.

 

Khi đã làm lưới chống ruồi rồi, người chăn nuôi còn có thể ngăn ruồi sinh sản. “Không để phân của vật nuôi ở những nơi ruồi có thể tiếp cận, vì phân sẽ là nguồn thức ăn cho trứng ruồi. Bên cạnh đó, ruồi không sinh sản ở những nơi khô ráo, nên bạn có thể dễ dàng hạn chế sự sinh đẻ của ruồi bằng cách làm cho môi trường trong trang trại trở nên khô ráo”, Tiến sĩ Sievert cho biết.

 

Người chăn nuôi heo cũng cần xử lý ngay xác những con vật bị chết, vì đó cũng là môi trường lý tưởng cho ruồi đẻ con.

 

Ngoài các phương pháp diệt ruồi cơ học kể trên, biện pháp hóa học cũng được đề cập. Với rất nhiều trang trại hiện nay, họ sử dụng cách phun thuốc diệt côn trùng. Tiến sĩ Sievert cho biết khi phun thuốc ở các vách hoặc tường, chỉ cần phun thuốc vào 3/4 diện tích mà vẫn diệt được tới 98% số ruồi và trứng của chúng, và sẽ tiết kiệm được 1 lượng thuốc đáng kể.

 

“Và để tránh hiện tượng kháng thuốc, nên trộn hai loại thuốc khác nhau, ví dụ như trộn thuốc diệt côn trùng với thuốc diệt bọ gậy”, tiến sĩ Sievert chia sẻ.

 

Theo channuoi.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *