3 xu hướng tác động ngành gia cầm tương lai

(Người Chăn Nuôi) – COVID-19 đã làm ngành gia cầm diễn biến theo hướng tích cực hơn. Tuy nhiên, COVID-19, ngành gia cầm có giữ vững vị thế của mặt hàng protein được tiêu dùng nhiều nhất thế giới?

Trung Quốc và COVID

2022 là một năm khó khăn đối với nền kinh tế Trung Quốc và ảnh hưởng đến ngành gia cầm cũng như thức ăn chăn nuôi (TĂCN) tại quốc gia này. Nhiều người vẫn đang đánh giá thấp các tác động của Trung Quốc đối với giá nông sản thế giới. Ví dụ, khi một lãnh đạo ngành y tế công cộng hàng đầu Trung Quốc nói rằng, uống sữa có thể ngăn chặn COVID-19 đã tạo ra làn song tiêu dùng sản phẩm từ sữa.

Việc mua hàng của người Trung Quốc được điều phối một cách cẩn thận, không ngạc nhiên khi quốc gia này có cả nền kinh tế tập trung lẫn vị trí dẫn đầu thế giới về nhập khẩu. Ðến nay, Trung Quốc luôn khống chế COVID-19 tốt nhất thế giới và hoạt động mua bán hàng hóa trực tuyến toàn cầu đang trở thành đòn bẩy cho xuất khẩu công nghệ của quốc gia này. Trung Quốc vẫn luôn là mắt xích quan trọng của nền nông nghiệp toàn cầu và là tác nhân chi phối giá cả hàng hóa nông nghiệp.

COVID thay đổi nhiều thứ, cả tích cực lẫn tiêu cực nhưng sự thay đổi này đều khó dự báo. Dù vậy, không thể phủ nhận những tác động mạnh mẽ của COVID đến ngành thực phẩm. Ðại dịch đã thúc đẩy quá trình tự động hóa trong ngành này, giảm phụ thuộc vào sức lao động của con người, hướng đến an toàn sinh học và truy xuất nguồn gốc bằng blockchain.

xu hướng tác động ngành gia cầm

COVID-19 đã có những tác động mạnh mẽ đến ngành gia cầm toàn cầu.

 

Công nghệ thông minh

Những tuyên bố ấn tượng của Microsoft, Google, Nvidia và Apple về kế hoạch đầu tư vào các công ty công nghệ thực tế ảo mở rộng (XR) đã bị lu mờ khi Facebook đổi tên thành “Meta”, đưa XR vào thế giới trực tuyến với thực tế ảo (VR) và thực tế ảo tăng cường (AR) cho khách hàng thông qua kính và tai nghe thông minh.

Nhiều công ty sản xuất thực phẩm đang sử dụng XR đào tạo nhân viên như một công cụ để tăng tốc độ sửa chữa, nâng cao trải nhiệm cho người tiêu dùng trước khi mua hàng và cung cấp sự minh bạch hơn cho người tiêu dùng về nguồn gốc và thành phần sản phẩm. Mã QR trên bao bì kết hợp với điện thoại thông minh hoặc thiết bị tương tự giúp trải nghiệm của người tiêu dùng phong phú và thực tế hơn.

Các hãng sản xuất gia cầm đang hào hứng với công nghệ số, nhưng đến nay phần lớn công nghệ mà họ biết đến hoặc được giới thiệu đều đắt tiền và không phù hợp với mục đích thực tế. Nhiều doanh nghiệp công nghệ trẻ đang chú trọng phát triển robot trong nhà máy chế biến gia cầm hoặc trong trại nuôi, cảm biến đo đạc thay đổi môi trường và sự phát triển của vật nuôi. Nhưng chỉ khi đổi mới công nghệ được ứng dụng vào thực tế với kết quả rõ ràng hơn, cùng chi phí đầu tư hợp lý hơn, thì các hãng chăn nuôi gia cầm mới sẵn sàng đổi mới và đi theo. Chăn nuôi chính xác cùng công nghệ hỗ trợ hữu dụng và thực tế tiếp tục là tâm điểm của ngành gia cầm năm nay và các năm tiếp theo.

Ngành nông nghiệp buộc phải thay đổi vào năm 2022 và đang chịu nhiều áp lực hơn các ngành khác. Các hãng gia cầm phải đối mặt với nhiều sự lựa chọn khó khăn, nhưng công nghệ luôn hỗ trợ đắc lực cho họ. Các trang trại nhỏ hấp dẫn người chăn nuôi hơn, nhưng xét về khía cạnh phúc lợi và môi trường, thì sản xuất quy mô lớn sẽ tốt hơn.

 

Thịt nhân tạo

Cho đến nay, các loại thịt từ ngành chăn nuôi vẫn chưa thực hiện được sứ mệnh “giải cứu thế giới” như kỳ vọng và trở thành tâm điểm của nhiều tranh cãi về tính bền vững cũng như tính lành mạnh. Do đó, thịt nhân tạo ra đời từ những ý tưởng “sản xuất thịt quy mô nhà máy mà không cần sử dụng động vật”.

Nhưng hệ thống sản xuất thịt nhân tạo rất mong manh, cần phải tránh tuyệt đối việc nhiễm khuẩn, độc tố và virus. Những hệ thống này đòi hỏi sự kiểm soát nghiêm ngặt, gồm sử dụng kháng sinh, an toàn sinh học với đường ống dẫn khí ôxy và phòng sạch Class 6. Bất kỳ sự lây nhiễm nào cũng có thể “hạ gục” toàn bộ hệ thống sản xuất thịt nhân tạo. Chi phí sản xuất thịt nhân tạo rất đắt đỏ: một chiếc bánh mỳ kẹp thịt nặng khoảng 1/4 pound có giá trung bình 100 USD tại nhà hàng.

Các hệ thống nuôi cấy tế bào ngày nay phụ thuộc quá nhiều vào huyết thanh thai bò (FBS) lấy từ các lò giết mổ rất tốn kém và phi đạo đức. Ðiều này đi ngược với tinh thần nhân đạo của những người ăn chay hoặc người tiêu dùng thịt không liên quan đến lò giết mổ. Hành vi sử dụng các hormone tăng trưởng, axit amin, kháng sinh đắt tiền và thịt nhân tạo đang đi quá giới hạn cho phép của người tiêu dùng mà nhóm sản phẩm này đang hướng tới. Do đó, có thể khẳng định, thịt nhân tạo sẽ không có khả năng chiếm lĩnh thị trường và chưa phải là đối thủ của thịt gia cầm tự nhiên trong nhiều năm tới, ít nhất cho đến năm 2032.

Tuấn Minh

            (Theo AgriTech Capital)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *