(Người Chăn Nuôi) – Trong trường hợp heo nái đẻ lâu, thời gian đẻ kéo dài nên cho uống nước ấm pha muối, đồng thời dùng tay hỗ trợ động tác đẻ cho heo. Hoặc có thể cho heo con đẻ trước bú để kích thích heo mẹ đẻ. Người nuôi cũng có thể tiêm Oxytoxin cho heo nái theo liều lượng của nhà sản xuất. Nếu các biện pháp trên không được thì phải can thiệp bằng tay.
Nguyên nhân
Nái sinh khó là trường hợp đã tới ngày sinh, vỡ ối có phân su thời gian lâu vài tiếng song heo con vẫn không ra được. Nái sinh khó có rất nhiều nguyên nhân như: Chăm sóc nuôi dưỡng không đúng cách, nái già mang thai quá nhiều con, sừng tử cung co bóp yếu, nái bầu nhốt trong chuồng ép ít vận động, nái tơ có khung xương chậu hẹp, dùng heo thịt siêu nạc làm nái, mang thai ít con có trọng lượng lớn gây khó đẻ. Tùy trường hợp mà có biện pháp xử lý phù hợp.
Xử lý
Trong trường hợp heo nái đẻ lâu, thời gian đẻ kéo dài nên cho uống nước ấm pha muối, đồng thời dùng tay hỗ trợ động tác đẻ cho heo. Hoặc có thể cho heo con đẻ trước bú để kích thích heo mẹ đẻ. Người nuôi cũng có thể tiêm Oxytoxin cho heo nái theo liều lượng của nhà sản xuất. Nếu các biện pháp trên không được thì phải can thiệp bằng tay. Cách làm như sau: Rửa sạch âm hộ heo nái, rửa sạch tay bằng xà phòng. Nếu có vazelin thì tốt không có dùng xà bông cục loại tốt làm trơn tay đưa vào âm đạo heo nái thăm khám nếu heo con nằm không đúng tư thế sửa lại cho đúng kết hợp với lực rặn heo nái giúp kéo heo con ra ngoài. Chú ý thao tác phải hết sức nhẹ nhàng nếu không rất dễ làm rách thủng đường sinh dục nái.
Nếu mọi cố gắng vẫn không đưa heo con ra ngoài được, có trường hợp tay kéo heo con ra không nổi do sự co bóp đường sinh dục nái làm người kéo yếu và mỏi tay. Khi đó, dùng một sợi dây đủ dài (có thể sử dụng dây điện) rửa sạch bằng xà phòng, thắt kiểu thòng lọng, làm trơn dây và tay, sau đó đưa vào đường sinh dục heo nái, đẩy heo con lùi vào trong cho rộng để dễ tròng thòng lọng vào cổ heo kết hợp tay ngoài kéo tay trong giữ nút thắt siết thòng lọng vào cổ heo con, vòng tròn phải qua hai lỗ tai heo con mới không tuột trong quá trình kéo. Lưu ý kéo nhẹ nhàng theo nhịp rặn đẻ, tay trong giữ sửa tư thế heo con đúng chiều dễ ra, không lo heo con bị ngạt thở vì còn trong bụng mẹ heo con thở bằng rốn chứ không thở miệng, nếu làm tốt đa số mẹ và con đều an toàn.
Do phải can thiệp nên nguy cơ nhiễm trùng cao hơn sinh bình thường. Vì vậy, người nuôi cần tiêm thuốc chăm sóc đặc biệt hơn cho nái sau sinh, có thể tham khảo phác đồ sau:
Biện pháp can thiệp khi heo con bị ngạt
Phương pháp hô hấp nhân tạo: Để heo con nằm ngửa, 2 tay nắm chắc 2 chân trước của heo đưa lên, đưa xuống nhịp nhàng, đồng thời dùng ngón tay đè nhẹ lên xuống 2 bên sườn và ngực của heo để hồi phục hô hấp.
Dùng rượu hoặc cồn xoa vào mũi heo để kích thích hô hấp.
Ngâm heo con trong nước có nhiệt độ là 200C, sau đó chuyển sang ngâm vào nước ấm có nhiệt độ 350C có tác dụng kích thích heo con hô hấp được (chú ý không ngâm chìm miệng, mũi heo con vào nước).
Thanh Hiếu