Vũ Thư (Thái Bình): UBND xã đối thoại với các hộ chăn nuôi về bảo vệ môi trường

Mới đây, UBND xã Bách Thuận (Vũ Thư, tỉnh Thái Bình) tổ chức đối thoại với dân về chủ đề chăn nuôi gắn với bảo vệ môi trường.

Xã Bách Thuận với 11.500 nhân khẩu, 2.800 hộ, 300 hộ chăn nuôi lợn, có trên 30 hộ chăn nuôi với quy mô lớn từ 200 – 700 con lợn. Số hộ đang chăn nuôi lợn chiếm 24% tổng số hộ trong xã. Hầu hết các hộ chăn nuôi lợn tại địa phương này đều nằm trong khu dân cư hoặc tiệm cận khu dân cư, gây ra một hệ lụy về môi trường nặng nề cho người dân đang sinh sống trong khu vực và khách du lịch đến tham quan các nhà vườn.

đối thoại với các hộ chăn nuôi

Toàn cảnh buổi làm việc tại xã Bách Thuận

Tại hội nghị đối thoại lần này, lãnh đạo xã Bách Thuận triển khai những những nhiệm vụ trọng điểm nhằm giúp bà con vừa đảm bảo được đời sống đồng thời giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm môi trường.

Trong những năm, nhờ phát triển chăn nuôi giúp các hộ dân trong xã phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, công tác vệ sinh môi trường trong chăn nuôi chưa được đảm bảo,  hầu hết các hộ chăn nuôi đều xả thải chất thải chăn nuôi trực tiếp ra môi trường

đối thoại với các hộ chăn nuôi

Người dân tham gia ý kiến trong hội nghị

Cũng tại hội nghị, ông Trịnh Giang Anh và bà bà Phạm Thị Thúy – thôn Bình Minh đề nghị “Các hộ gia đình nếu tiếp tục chăn nuôi cùng nhau phát triển kinh tế thì điều quan trọng là không được làm tổn hại đến sức khoẻ của bà con nhân dân trong xã, đảm bảo các tiêu chí về môi trường”. Đồng thời nhiều người dân cũng yêu cầu những hộ chăn nuôi kết hợp chính quyền sớm có biện pháp và phương án giải quyết các chất thải, không để chất thải ô nhiễm xả tự do ra môi trường mà chưa qua xử lý.

đối thoại với các hộ chăn nuôi

Ông Nguyễn Công Sáu, Chủ tịch UBND xã Bách Thuận đối thoại với nhân dân.

Ông Nguyễn Công Sáu – Chủ tịch UBND xã Bách Thuận khẳng định: “Quan điểm của Đảng và nhà nước không cấm người dân chăn nuôi gia súc để phát triển kinh tế, nhưng vấn đề ở đây là chăn nuôi phải đáp ứng đầy đủ các quy định chung của nhà nước. Tại thời điểm khi các hộ chăn nuôi lợn từ những năm 2010 thì điều kiện trang trại là phù hợp, nhưng tính đến thời điểm này thì không còn phù hợp bởi nhân dân xã Bách Thuận đang xây dựng mô hình du lịch sinh thái xanh. Định hướng phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường”.

Theo nội dung hội nghị, để đáp ứng được những tiêu chí chuẩn trang trại chăn nuôi thì những hộ gia đình thực hiện chăn nuôi chuồng trại có giống vật nuôi đạt chất lượng cao, hệ thống quản lý chăn nuôi hiệu quả, đảm bảo an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường. Chuồng nuôi lợn phải được tách biệt với nơi ở của con người; thực hiện vệ sinh định kỳ, khử trùng và tiêu độc các dụng cụ, chuồng trại chăn nuôi…xây bể Biogas và xử lý bể đầy bằng máy tách phân, trong nền chuồng phải sử dụng khử mùi vi sinh, đảm bảo dòng nước thải ra ngoài đủ tiêu chuẩn vệ sinh môi trường.

“Môi trường Bách Thuận đang bị tàn phá bởi chăn nuôi, sức khoẻ của khoảng 11.500 người dân đang bị đe doạ. Đó là hệ lụy phải gánh chịu của việc tác động tiêu cực đến môi trường, của những hộ dân đang chăn nuôi lợn trong xã. Chúng ta không đánh đổi kinh tế lấy môi trường và sức khỏe”, ông Nguyễn Công Sáu – Chủ tịch UBND xã Bách Thuận phát biểu.

Qua hội nghị này, chính quyền và nhân dân xã Bách Thuận sẽ đồng lòng tìm ra phương án giải quyết, xử lý vấn đề về môi trường trong phát triển chăn nuôi lợn trên địa bàn.

Thành Trung – Đức Thạnh

Nguồn: Tạp chí Doanh nghiệp và Tiếp thị

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *