+ Nhập khẩu ngô:
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu ngô các loại trong 10 tháng đầu năm 2024 đạt trên 9,63 triệu tấn, trị giá trên 2,34 tỷ USD, giá trung bình 243,4 USD/tấn, tăng 24,7% về lượng, nhưng giảm 0,4% kim ngạch và giảm 20,2% về giá so với 10 tháng đầu năm 2023.
Trong đó, riêng tháng 10/2024 đạt 1,55 triệu tấn, tương đương 360,64 triệu USD, giá trung bình 232,9 USD/tấn, tăng 34,4% cả về lượng và kim ngạch so với tháng 9/2024 nhưng giá không đổi; so với tháng 10/2023 thì tăng 26,8% về lượng, tăng 10,8% về kim ngạch nhưng giảm 12,6% về giá.
Achentina là thị trường lớn nhất cung cấp ngô cho Việt Nam trong 10 tháng đầu năm 2024, chiếm 55,5% trong tổng lượng và chiếm 54,7% trong tổng kim ngạch nhập khẩu ngô của cả nước, đạt trên 5,35 triệu tấn, tương đương trên 1,28 tỷ USD, giá 239,7 USD/tấn, tăng 81,7% về lượng, tăng 44,9% kim ngạch nhưng giảm 20,2% về giá so với 10 tháng đầu năm 2023.
Thị trường lớn thứ 2 là Brazil, trong 10 tháng đầu năm 2024 đạt trên 3,15 triệu tấn, tương đương 771,55 triệu USD, giá 244,6 USD/tấn, chiếm trên 32,7% trong tổng lượng và chiếm 32,9% trong tổng kim ngạch nhập khẩu ngô của cả nước, tăng 7,8% về lượng, nhưng giảm 13,2% về kim ngạch và giá giảm 19,5% so với 10 tháng đầu năm 2023.
Tiếp đến thị trường Lào trong 10 tháng đầu năm 2024 đạt 76.936 tấn, tương đương 19,18 triệu USD, giá 249,3 USD/tấn, chiếm gần 0,8% trong tổng lượng và tổng kim ngạch nhập khẩu ngô của cả nước, tăng 6,6% về lượng, nhưng giảm 23,5% về kim ngạch và giá giảm 28,2% so với cùng kỳ năm trước.
Nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
(Tính toán theo số liệu công bố ngày 12/11/2024 của TCHQ)
+ Nhập khẩu đậu tương:
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu đậu tương trong 10 tháng đầu năm 2024 đạt gần 1,82 triệu tấn, trị giá gần 935,84 triệu USD, giá trung bình 515,2 USD/tấn, tăng 12,8% về lượng, nhưng giảm 8,2% kim ngạch và giảm 18,6% về giá so với 10 tháng đầu năm 2023.
Trong đó, riêng tháng 10/2024 đạt 222.742 tấn, tương đương 109,84 triệu USD, giá trung bình 493,1 USD/tấn, tăng 50,5% về lượng và tăng 53% kim ngạch so với tháng 9/2024, giá tăng 1,7%; so với tháng 10/2023 thì tăng mạnh 60,4% về lượng, tăng 31% về kim ngạch nhưng giảm 18,3% về giá.
Brazil là thị trường lớn nhất cung cấp đậu tương cho Việt Nam trong 10 tháng đầu năm 2024, chiếm 59,2% trong tổng lượng và chiếm 57,3% trong tổng kim ngạch nhập khẩu đậu tương của cả nước, đạt 1,07 triệu tấn, tương đương gần 535,76 triệu USD, giá 498,6 USD/tấn, tăng 20% về lượng, tăng 0 ,9% kim ngạch nhưng giảm 15,9% về giá so với 10 tháng đầu năm 2023.
Thị trường lớn thứ 2 là Mỹ, trong 10 tháng đầu năm 2024 đạt 568.705 tấn, tương đương 301,57 triệu USD, giá 530,3 USD/tấn, chiếm 31,3% trong tổng lượng và chiếm 32,2% trong tổng kim ngạch nhập khẩu đậu tương của cả nước, tăng 3% về lượng, nhưng giảm 19,8% về kim ngạch và giá giảm 22,1% so với 10 tháng đầu năm 2023.
Tiếp đến thị trường Canada trong 10 tháng đầu năm 2024 đạt 109.005 tấn, tương đương 64,42 triệu USD, giá 591 USD/tấn, chiếm 6% trong tổng lượng và chiếm 6,9% trong tổng kim ngạch nhập khẩu đậu tương của cả nước, tăng 20,4% về lượng, nhưng giảm 3,8% về kim ngạch và giá giảm 20,1% so với cùng kỳ năm trước.
Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024
(Tính toán theo số liệu công bố ngày 12/11/2024 của TCHQ)
+ Nhập khẩu lúa mì:
10 tháng đầu năm 2024 lượng lúa mì nhập khẩu của cả nước đạt gần 5,02 triệu tấn, tương đương gần 1,38 tỷ USD, tăng 34,9% về khối lượng, tăng 7,1% về kim ngạch so với 10 tháng đầu năm 2023.
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 10/2024 cả nước nhập khẩu 482.707 tấn lúa mì, tương đương 128,21 triệu USD, giá trung bình 265,6 USD/tấn, giảm mạnh 42,8% về lượng, giảm 43,4% kim ngạch so với tháng 9/2024 và giá giảm nhẹ 1,02%. So với tháng 10/2023 thì tăng 16,4% về lượng, nhưng giảm 1,7% kim ngạch và giảm 15,5% giá.
Tính chung trong 10 tháng đầu năm 2024 lượng lúa mì nhập khẩu của cả nước đạt gần 5,02 triệu tấn, tương đương gần 1,38 tỷ USD, tăng 34,9% về khối lượng, tăng 7,1% về kim ngạch so với 10 tháng đầu năm 2023, giá trung bình đạt 274,5 USD/tấn, giảm 20,6%.
Ukraine là thị trường lớn nhất cung cấp lúa mì cho Việt Nam trong 10 tháng đầu năm 2024, chiếm 27,4% trong tổng lượng và chiếm 25,5% trong tổng kim ngạch nhập khẩu lúa mì của cả nước, đạt trên 1,37 triệu tấn, tương đương 351,2 triệu USD, giá trung bình 255,5 USD/tấn, tăng mạnh 879,4% về lượng, tăng 799,7% về kim ngạch nhưng giảm 8,1% về giá so với 10 tháng đầu năm 2023. Riêng tháng 10/2024 nhập khẩu 248.725 tấn, tương đương 63,33 triệu USD, giá trung bình 254,6 USD/tấn, giảm mạnh 36,1% về lượng, giảm 34,9% kim ngạch so với tháng 9/2024 nhưng giá tăng nhẹ 2%. So với tháng 10/2023 thì tăng mạnh 329,4% về lượng, tăng 304,2% kim ngạch nhưng giảm 5,9% giá.
Thị trường lớn thứ 2 là Brazil chiếm 23,4% trong tổng lượng và chiếm 21,3% trong tổng kim ngạch, đạt 1,17 triệu tấn, tương đương trên 293,14 triệu USD, giá trung bình 249,6 USD/tấn, tăng mạnh 348,9% về lượng, tăng 205,9% kim ngạch nhưng giảm 31,9% về giá so với 10 tháng đầu năm 2023.
Tiếp đến thị trường Australia đạt 948.149 tấn, tương đương 292,46 triệu USD, giá 308,5 USD/tấn, chiếm 18,9% trong tổng lượng và chiếm 21,2% tổng kim ngạch nhập khẩu lúa mì của cả nước, giảm mạnh 63,2% về lượng, giảm 66,8% kim ngạch và giảm 9,8% về giá.
Nhập khẩu lúa mì từ thị trường Mỹ đạt 447.425 tấn, tương đương 138,6 triệu USD, giá 309,8 USD/tấn, tăng 22,9% về khối lượng, giảm 0,2% về kim ngạch và giảm 18,8% về giá so với 10 tháng đầu năm 2023.
Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024
(Tính toán theo số liệu công bố ngày 12/11/2024 của TCHQ)
Tổng hợp: Thuỷ Chung
Nguồn tin: Trung tâm TTCN&TM