Tình hình chung
Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, tình hình chăn nuôi duy trì ổn định trong tháng, chăn nuôi lợn và gia cầm phát triển tốt, thị trường tiêu thụ ổn định. Công tác phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm được tăng cường, tình hình dịch bệnh cơ bản được kiểm soát.
Chăn nuôi trâu, bò: Theo số liệu ước tính của Tổng cục Thống kê (TCTK), tổng số trâu của cả nước thời điểm cuối tháng Một năm 2025 giảm 4,4% so với cùng kỳ năm trước do hiệu quả kinh tế không cao, diện tích chăn thả bị thu hẹp; tổng số bò của cả nước tại thời điểm trên giảm nhẹ 0,3%.
Chăn nuôi lợn: Tổng số lợn của cả nước tính đến thời điểm cuối tháng Một năm 2025 ước tăng 3,7% so với cùng thời điểm năm 2024. Đàn lợn phát triển ổn định nhờ kiểm soát tốt dịch bệnh, giá cả và thị trường tiêu thụ ổn định. Giá thịt lợi hơi trên cả nước trong tháng 01/2025 dao động từ 66.000 – 69.000 đồng/kg, đã khuyến khích các hộ chăn nuôi tái đàn, đầu tư chuồng trại vào sản xuất.
Chăn nuôi gia cầm: Đàn gia cầm cả nước phát triển tốt nhờ kiểm soát được dịch bệnh. Các cơ sở chăn nuôi giữ ổn định quy mô, nguồn cung thịt và trứng gia cầm đáp ứng đầy đủ cho thị trường trong dịp Tết Nguyên đán. Theo số liệu ước tính của TCTK, tổng số gia cầm của cả nước tính đến thời điểm cuối tháng Một năm 2025 tăng 1,7% so với cùng thời điểm năm 2024.
Giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi năm 2024 đạt 535 triệu USD, tăng 6,7% so với năm 2023. Trong đó, xuất khẩu sữa và sản phẩm sữa đạt 122 triệu USD, giảm 8,9%; xuất khẩu thịt, phụ phẩm dạng thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của động vật đạt 178 triệu USD, tăng 14,1%. Tháng 1 năm 2025, giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi ước đạt 39 triệu USD, giảm 9,3% so với cùng kỳ năm 2024. Trong đó giá trị xuất khẩu sữa và sản phẩm sữa đạt 9 triệu USD, giảm 24,2%; xuất khẩu thịt, phụ phẩm dạng thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của động vật đạt 21 triệu USD, tăng 48,5%.
Giá trị nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi năm 2024 đạt 3,78 tỷ USD, tăng 8,8% so với năm 2023. Trong đó, giá trị nhập khẩu sữa và sản phẩm sữa đạt 1,13 tỷ USD, giảm 2,8%; giá trị nhập khẩu của thịt, phụ phẩm dạng thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của động vật đạt 1,75 tỷ USD, tăng 17,1%. Ước giá trị nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi tháng 1 năm 2025 đạt 383 triệu USD, tăng 32,5% so với cùng kỳ năm 2024. Trong đó, giá trị nhập khẩu sữa và sản phẩm sữa đạt 120 triệu USD, tăng 47%; giá trị nhập khẩu của thịt, phụ phẩm dạng thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của động vật đạt 186 triệu USD, tăng 34,9%.
Về thú y: Theo báo cáo của Cục Thú y, tính đến ngày 31/01/2025 hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm cụ thể như sau:
– Dịch cúm gia cầm: Trong ngày, không có báo cáo ổ dịch bệnh mới phát sinh tại các địa phương. Tính đến thời điểm hiện tại, cả nước có 03 ổ dịch CGC A/H5N1 chưa qua 21 ngày tại các tỉnh Tiền Giang và Tuyên Quang; số gia cầm mắc bệnh là 9.342 con, số gia cầm chết, hủy là 9.842 con.
– Dịch lở mồm long móng: Trong ngày, không có báo cáo ổ dịch bệnh mới phát sinh tại các địa phương. Hiện nay, cả nước có 02 ổ dịch LMLM tại tỉnh Phú Thọ và tỉnh Tiền Giang chưa qua 21 ngày. Số gia súc mắc bệnh là 05 con, số gia súc bị tiêu hủy là 01 con.
– Dịch tả lợn Châu Phi: Trong ngày, không có báo cáo ổ dịch bệnh mới phát sinh tại các địa phương. Hiện nay, cả nước có 12 ổ dịch thuộc 11 huyện của 06 tỉnh chưa qua 21 ngày. Số lợn mắc bệnh là 421 con, số lợn chết và tiêu hủy là 362 con.
– Bệnh viêm da nổi cục: Trong ngày, không có báo cáo ổ dịch bệnh mới phát sinh tại các địa phương. Hiện nay, cả nước có 01 ổ dịch bệnh Viêm da nổi cục tại tỉnh Quảng Nam chưa qua 21 ngày. Số gia súc mắc bệnh là 01 con, số gia súc chết, huỷ là 01 con.
– Bệnh tai xanh: Trong ngày, không có báo cáo ổ dịch bệnh mới phát sinh tại các địa phương. Hiện nay, cả nước không có ổ dịch bệnh Tai xanh chưa qua 21 ngày.
Thị trường chăn nuôi
+ Lợn hơi
Tháng 1, giá lợn hơi trên cả nước dao động trong khoảng 66.000 – 69.000 đồng/kg, cụ thể:
Tại miền Bắc, giá lợn hơi ghi nhận ở mức 68.000 đồng/kg tại các tỉnh như Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình; tại Yên Bái, Nam Định là 67.000 đồng/kg; mức giá cao nhất là 69.000 đồng/kg được ghi nhận tại Hà Nội và Bắc Giang.
Tại miền Trung và Tây Nguyên, giá thu mua lợn hơi ở mức 67.000 đồng/kg tại các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình; các tỉnh Khánh Hòa, Bình Định dao động quanh mức 66.000 đồng/kg.
Tại miền Nam, giá lợn hơi duy trì trong khoảng 61.800 – 69.000 đồng/kg. Các tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, Kiên Giang, Tây Ninh Đồng Tháp ghi nhận mức giá cao nhất 69.000 đồng/kg, Đồng Nai 67.300 đồng/kg. Mức giá thấp nhất tại Tiền Giang 61.800 đồng/kg.
+ Gà
Giá gà công nghiệp tại Đồng Nai tháng 1/2025 tăng nhẹ so với tháng trước, giao dịch ở mức 37.000 đồng/kg (+250 đồng/kg). Giá gà lông màu giao dịch 49.333 đồng/kg (+1.333 đồng/kg).
+ Trứng
Giá thu mua trứng gà ta tại Đồng Nai tăng so với tháng trước, hiện tại, giá dao dịch ở mức 28.500 đồng/chục (+625 đồng/chục), giá thu mua trứng gà công nghiệp 19.666 đồng/chục (-458 đồng/chục).
+ Thịt các loại:
Sau Tết, các mặt hàng thực phẩm tươi sống, thịt gia súc gia cầm giữ giá không tăng so với ngày thường. Ngày mùng 3, mùng 4 Tết, tại các siêu thị, giá thực phẩm ổn định. Tại một số chợ lẻ, giá cả tương đương so với ngày mùng 2 Tết và ngày cận Tết. Hiện, giá thịt lợn xẻ, giá thịt gà tại các chợ phổ biến ở mức: mông sấn 110.000 – 120.000 đ/kg, giá thịt lợn thăn, nạc vai, ba chỉ từ 130.000 – 160.000đ/kg; thịt bò loại 1 từ 250.000 – 280.00đ/kg, giá gà ta lông từ 120.000 – 150.000đ/kg, giá gà làm sẵn 150.000 – 180.000 đ/kg.
Thị trường xuất nhập khẩu
+ Xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi:
Giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi năm 2024 đạt 535 triệu USD, tăng 6,7% so với năm 2023. Trong đó, xuất khẩu sữa và sản phẩm sữa đạt 122 triệu USD, giảm 8,9%; xuất khẩu thịt, phụ phẩm dạng thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của động vật đạt 178 triệu USD, tăng 14,1%.
Tháng 1 năm 2025, giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi ước đạt 39 triệu USD, giảm 9,3% so với cùng kỳ năm 2024. Trong đó giá trị xuất khẩu sữa và sản phẩm sữa đạt 9 triệu USD, giảm 24,2%; xuất khẩu thịt, phụ phẩm dạng thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của động vật đạt 21 triệu USD, tăng 48,5%.
+ Xuất khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu: (đang cập nhật)
+ Nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi:
Giá trị nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi năm 2024 đạt 3,78 tỷ USD, tăng 8,8% so với năm 2023. Trong đó, giá trị nhập khẩu sữa và sản phẩm sữa đạt 1,13 tỷ USD, giảm 2,8%; giá trị nhập khẩu của thịt, phụ phẩm dạng thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của động vật đạt 1,75 tỷ USD, tăng 17,1%.
Ước giá trị nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi tháng 1 năm 2025 đạt 383 triệu USD, tăng 32,5% so với cùng kỳ năm 2024. Trong đó, giá trị nhập khẩu sữa và sản phẩm sữa đạt 120 triệu USD, tăng 47%; giá trị nhập khẩu của thịt, phụ phẩm dạng thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của động vật đạt 186 triệu USD, tăng 34,9%.
+ Nhập khẩu sữa và sản phẩm từ sữa: (đang cập nhật)
– Giá trị nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu: năm 2024 đạt 4,9 tỷ USD, giảm 1% so với năm 2023. Ước giá trị nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu tháng 1 năm 2025 đạt 350 triệu USD, giảm 12% so với cùng kỳ năm 2024.
Trong năm 2024, Việt Nam nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu chủ yếu từ các thị trường: Áchentina (chiếm 35,5% thị phần), Hoa Kỳ (20,7%) và Braxin (11,3%). So với năm 2023, giá trị nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu của Việt Nam năm 2024 từ thị trường Áchentina tăng 29,4%; Hoa Kỳ tăng 33,4%. Ngược lại, giá trị nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu của thị trường Braxin giảm 39,8%.
– Ngô:
Khối lượng và giá trị nhập khẩu ngô năm 2024 đạt 12,52 triệu tấn và 3,04 tỷ USD, tăng 28,9% về khối lượng và tăng 6,1% về giá trị so với năm 2023. Giá ngô nhập khẩu bình quân năm 2024 đạt 243 USD/tấn, giảm 17,7% so với năm 2023. Ước khối lượng và giá trị nhập khẩu ngô tháng 1 năm 2025 đạt 750 nghìn tấn và 181 triệu USD, giảm 23,2% về khối lượng và giảm 27,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2024. Giá ngô nhập khẩu bình quân tháng 1 năm 2025 ước đạt 241 USD/tấn, giảm 5,4% so với cùng kỳ năm 2024.
Trong năm 2024, nguồn nhập khẩu ngô của Việt Nam chủ yếu từ 2 thị trường Áchentina và Braxin với tổng thị phần chiếm 89,5%. So với năm 2023, giá trị nhập khẩu ngô của Việt Nam năm 2024 từ thị trường Áchentina tăng 60% trong khi giá trị nhập khẩu từ Braxin giảm 3,2%.
– Đậu tương:
Khối lượng và giá trị nhập khẩu đậu tương năm 2024 đạt 2,2 triệu tấn và 1,13 tỷ USD, tăng 19,4% về khối lượng nhưng giảm 3,6% về giá trị so với năm 2023. Giá đậu tương nhập khẩu bình quân năm 2024 đạt 508 USD/tấn, giảm 19,3% so với năm 2023.
Ước khối lượng và giá trị nhập khẩu đậu tương tháng 1 năm 2025 đạt 220 nghìn tấn và 103 triệu USD, tăng 3,7% về khối lượng nhưng giảm 15,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2024. Giá đậu tương nhập khẩu bình quân tháng 1 năm 2025 ước đạt 470 USD/tấn, giảm 18,4% so với cùng kỳ năm 2024.
Braxin, Hoa Kỳ và Canada là 3 thị trường cung cấp đậu tương chính cho Việt Nam trong năm 2024 với tổng thị phần là 95,2%. So với năm 2023, giá trị nhập khẩu đậu tương của Việt Nam năm 2024 từ thị trường Hoa Kỳ tăng 3%. Trong khi đó, giá trị nhập khẩu từ thị trường Braxin và Canađa giảm lần lượt là 8,6% và 7,4%.
– Lúa mì:
Khối lượng và giá trị nhập khẩu lúa mì năm 2024 đạt 5,74 triệu tấn và 1,58 tỷ USD, tăng 22,5% về khối lượng và tăng 1,2% về giá trị so với năm 2023. Giá lúa mì nhập khẩu bình quân năm 2024 đạt 275 USD/tấn, giảm 17,4% so với năm 2023. Ước khối lượng và giá trị nhập khẩu lúa mì tháng 1 năm 2025 đạt 460 nghìn tấn và 127 triệu USD, giảm 14,1% về khối lượng và giảm 18,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2024. Giá lúa mì nhập khẩu bình quân tháng 1 năm 2025 ước đạt 276 USD/tấn, giảm 5,6% so với cùng kỳ năm 2024.
Trong năm 2024, nguồn nhập khẩu lúa mì chính của Việt Nam là từ các thị trường: Ucraina (chiếm tỷ trọng 24,4%), Ôxtrâylia (23%) và Braxin (18,6%). So với năm 2023, giá trị nhập khẩu lúa mì của Việt Nam năm 2024 từ Ucraina tăng 2,3 lần, Braxin tăng gần 3,1 lần, trong khi nhập khẩu từ Ôxtrâylia giảm 60,8%.
Nguồn: channuoivietnam.com