Nguyên liệu thức ăn cho đà điểu từ quả chà là

(Người Chăn Nuôi) – 20% sản lượng quả chà là trên toàn thế giới bị loại bỏ hàng năm vì chất lượng kém. Tuy nhiên, đây lại là thành phần thức ăn giá trị với đà điểu con nhờ tác dụng cải thiện tình trạng stress và kháng ôxy hóa.

Ðà điểu là động vật ăn cỏ có dạ dày đơn với ống tiêu hóa tương đối lớn, và khả năng tiêu hóa cũng như sử dụng thực vật giàu xơ, khác hẳn các với những động vật cỏ dạ dày đơn khác. Ruột sau của đà điểu chiếm 61% chiều dài của toàn bộ ống tiêu hóa, trong khi ở gia cầm và heo lần lượt là 11% và 21%.

Chà là (Phoenix dactylifera L) được trồng ở nhiều nước đang phát triển. Theo FAO, sản lượng quả chà là của thế giới đạt 8,16 triệu tấn vào năm 2018, trong đó Ai Cập là nước cung cấp chính, chiếm 19,5% tổng sản lượng của toàn thế giới, sau đó tới Iran chiếm 14,5%. Khoảng 20% sản lượng chà là của thế giới bị loại bỏ hàng năm vì không thể ăn được do chất lượng thấp.

quả chà là

 

Nguyên liệu thức ăn cho đà điểu con

Các sản phẩm quả chà bị thải loại từng được sử dụng làm thức ăn thay thế trong các khẩu phần của gia cầm. Tuy nhiên, tới nay chưa có thông tin nghiên cứu định lượng liên quan đến sử dụng sản phẩm chà là loại thải làm nguyên liệu thức ăn cho đà điểu. Ðó là lý do các chuyên gia tại Ðại học Arak thuộc Iran đã nghiên cứu nhằm đánh giá quả chà là loại thải (WDW) làm thành phần thức ăn cho đà điểu con. Chà là loại thải được thu gom lúc chín từ nhiều nơi ở Iran và trong nghiên cứu này, các chuyên gia sử dụng 80% quả chà là và 20% hạt. Chà là nguyên quả WDW được sấy khô ở 55°C trong 24 giờ, sau đó được nghiền nhỏ để chế biến thành phụ gia thức ăn dạng viên.

 

Xây dựng 2 thử nghiệm

Thử nghiệm 1: Năng lượng trao đổi biểu kiến của quà chà là được điều chỉnh theo trạng thái cân bằng ni tơ ở mức điều hòa 0 (AMEn). Thử nghiệm sử dụng 12 con đà điểu đực 6 tháng tuổi với trọng lượng thân trung bình 52,6 (± 2,4 kg). Thử nghiệm gồm một khẩu phần tham khảo và một nghiệm thức có thành phần 60% thức ăn tham khảo và 40% phụ gia quả chà đã được chế biến thành viên có kích thước 10 mm. AMEn của quả chà là được xác định bởi tổng năng lượng thu được là 3,216 kcal/kg.

Thử nghiệm 2: Sử dụng 4 nhóm đà điểu, mỗi nhóm gồm 8 con đực có trọng lượng thân trung bình 60,4 (± 1,6 kg). Thử nghiệm kéo dài 2 tháng. Các nhóm đà điều được cho ăn theo 4 khẩu phần isocaloric (2,420 kcal of AMEn/kg) và khẩu phần isonitrogenous (16,4% CP) chứa quả chà là theo tỷ lệ 0, 10, 20, và 30%.

 

Kết quả tích cực

Các thử nghiệm không có sự khác biệt đáng kể về lượng ăn trung bình hàng ngày, tăng khối lượng hàng ngày, tỷ lệ biến đổi thức ăn và hệ số tiêu hóa biểu kiến của vật chất khô (DM), vật chất hữu cơ, năng lượng, chiết xuất ete, tro, chất chiết không đạm, canxi, và phốt pho.

Ngược lại, nhóm đà điểu đã ăn khẩu phần chứa WDW theo tỷ lệ 0, 10% và 20% có mức tiêu hóa protein thô tương tự nhau và cao hơn nhóm đà điểu ăn bổ sung 30% WDW. Tiêu hóa xơ thô ít nhất được quan sát thấy ở nhóm đà điểu ăn khẩu phần bổ sung 30% WDW. Số lượng tế bào máu, tỷ lệ lymphocyte, nồng độ glucose, và hoạt tính glutathione peroxidase đã tăng trong khi nồng độ heterophil và tỷ lệ heterophil và lymphocyte lại giảm khi khẩu phần ăn của vật nuôi được bổ sung WDW.

 

Cải thiện tình trạng stress và kháng ôxy hóa

Nghiên cứu này chỉ ra rằng khẩu phần ăn của đà điểu có thể được xây dựng theo công thứcthúc đẩy khả năng tiêu hóa hiệu quả của chúng nhằm tận dụng các phụ phẩm từ ngành nông nghiệp như WDW bằng phương pháp hiệu quả kinh tế. Ðiều này không những không gây bất cứ tác động bất lợi lên hiệu suất tăng trưởng mà còn cải thiện các thông số sức khỏe của vật nuôi. Những kết quả này là cơ sở để ngành dinh dưỡng cân nhắc sử dụng WDW làm thành phần thức ăn cho đà điểu con nhằm cải thiện các biến số liên quan đến stress và tình trạng kháng ôxy hóa.

Vũ Ðức

Theo Allaboutfeed

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *